Gai cột sống là tình trạng phát triển các phần xương thừa ở đốt sống. Đây là dấu hiệu thoái hóa của xương khớp, thường xuất hiện ở người lớn tuổi hoặc bị thoái hóa cột sống, chấn thương cột sống. Triệu chứng phổ biến của gai cột sống là đau lưng, khó vận động. Nếu gai cột sống chèn ép dây thần kinh, người bệnh có thể cảm thấy tê liệt hoặc yếu cơ, đau lan xuống môn﷽g, chân.
Bác sĩ Hoàng Quyết Tiến, Trung tâm Thông tin🍸 Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thay đổi lối sống kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp giúp kiểm soát tình trạng gai cột sống, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Điều chỉnh lối sống và thói quen vận động, duy trì tư thế đúng, tránh mang vác nặng hoặc các động tác mạnh giúp giảm áp lực lên cột sống. Bởi thói quen sinh hoạt ngồi, đứng hoặc đi lại🦩 sai tư thế gây áp lực lên cột sống, làm bệnh nặng hơn.
Thuốc giảm đau và kháng viêm có thể được sử dụng để kiểm soát các triệu chứng đau do gai cột sống gây ra. Cáꦅc loại thuốc thường gặp là paracetamol, ibuprofen hoặc thuốc kháng viêm không steroid (NSAID). Người bệnh cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tránh lạm dụng, gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Vật lý trị liệu là phương pháp quan trọng giúp điều trị gai cột sống, cải thiện linh hoạt cột sống và tăng cường cơ bắp, từ đó giảm áp lực lên khớp. Liệu pháp nóng hoặc lạnh có tác dụng giảm viêm và đau. Các phương꧟ pháp thay thế như châm cứu cũng hỗ trợ giảm đau và kích thích cơ thể tự chữa lành.
Phẫu thuật là phương pháp cuối cùng khi các biện pháp điều trị thông thường không còn hiệu quả. Trong trường hợp gai c꧒ột sống chèn ép nghiêm trọng lên dây thần kinh hoặc tủy sống, gây đau kéo dài và giảm chức năng vận động, bác sĩ có thể khuyến nghị phẫu thuật để loại bỏ phần xương thừa. Phẫu thuật cột sống cần có các máy móc y tế hiện đại và các kỹ thuật mổ tiên tiến như mổ nội soi, ít xâm lấn.
Dinh dưỡng phù hợp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, rau xanh, hạt; vitamin D từ cá béo và trứng; omega-3 trong cá hồi, hạt lanh; collagen, glucosamine từ nước hầm xương giúp xương khớp chắc khỏe🦋. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như trái cây và r𓄧au củ cũng giảm viêm, bảo vệ xương khớp.
"Phòng ngừa gai cột sống luôn quan trọng hơn là chữa trị", bác sĩ Tiến nói, khuyến cáo mọi người duy trì lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý. Bổ sung đủ canxi và vitamin D giúp xương khớp chắc khỏe hơn, điều chỉnh cân nặng hợp lý, tránh các hoạt động gây tổn thương cột sống để giảm nguy cơ mắc bệnh. Người bị gai cột sống nên tránh vận động quá sức hay khuân vác vật nặng, tập thể dục thể thao đều đặn. Người bệnh nên đến chuyên khoa cơ xương khớp ꦫđể điều trị phù hợp.
Bổ sung các dưỡng chất thiên nhiên đặc hiệu như Collagen Type 2 không biến tính, , Eggshell Membrane (tinh chất từ màng vỏ trứng), Turmeric Root (tinh chất nghệ), Chondroitin Sulfate, góp phần điều hòa 🎃miễn dịch, tái tạo sụn khớp và xương dưới sụn. Nhờ đó, người bệnh có thể giảm tình trạng gai cột sống và thoái hóa khớp, bảo vệ xương khớp chắc khỏe.
Đình Diệu