Sẹo hình thành là cách tự nhiên 𒅌giúp cơ thể chữa lành sau khi mô bị mất hoặc tổn thương. Các mô mới phát triển để lấp đầy những khoảng trống do vết thương tạo th💖ành.
Theo BS.CKI Võ Th꧃ị Tường Duy, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tùy khả năng hồi phục của da, ♊cơ địa, vị trí, loại vết thương và cách chăm sóc... mà hình thành các loại sẹo khác nhau. Không phải tất cả vết sẹo đều cần điều trị vì có nhiều loại mờ dần theo thời gian. Dưới đây là các loại sẹo phổ biến.
Sẹo phẳng là loại thư🔴ờng gặp và lành nhất trong các loại sẹo. Ban đầu, sẹo phẳng có thể hơi nhô lên nhưng sau đó sẽ phẳng lại. Sẹo phẳng thường có màu hồng hoặc màu đỏ. Theo thời gian, chúng có thể sáng hoặc sẫm màu hơn một chút so với vùng da xung quanh.
Sẹo lồi hình thành do tăng sinh collagen quá nhiều làm các mô phát triển quá mức. Đặc điểm của sẹo lồi là nổi cộm, nhô hẳn so với các vùng da xung quanh. Khi bắt đầu hình thành, sẹo có màu đỏ hoặc đỏ tím do nhiều m🧜ạch máu dưới da rồi nhạt b🗹ớt theo thời gian do mạch máu co lại. Sẹo lồi thường dễ phát triển ở nhóm 10-30 tuổi, phần lớn do yếu tố cơ địa.
Sẹo lồi có thể gây cảm giác căng cứng, ngứa, hơi đau và mất thẩm mỹ. Kích thước sẹo có thể tăng dần theo thời gian bꦡởi chúng vẫn có thể tiếp tục phát triển khi vết thương đã lành. Sẹo lồi hình thành gần khớp xương ảnh hưởng đến các hoạt động, sinh hoạt bình thường.
Sẹo phì đại có kích thước lớn, thường màu đỏ, nhưng không vượt ra khỏi vùng da bị thương như sẹo lồi. Thời gian đầu sẹo phát triển mạnh, sau đó🔯 dần thoái lui và có xu hướng trở về sẹo bình thường. Sẹo phì đại có tiên lượng điều trị tốt hơn sẹo lồi.
Sẹo giãn với đặc trưng là các vết rạn da, xuất hiện mà không cần da bị tổn thương hoặc do sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo phì đại đã điều trị ổn định chuyển sang. Loại này hình thành do sự căng giãn da quá mức trong thời gian ngắn như mang thai, tăng hoặc giảm cân nhanh quá mức, tăng cortisol đột ngột. Sẹo 🉐giãn thường có màu trắng hơn da bình thường và tồn tại vĩnh ꦜviễn.
Sẹo thâm là tình trạng tăng sắc tố melanin quá mức sau khi lành thương. Sẹo này không thể tự khỏi mà cần can thiệp thẩm mỹ hoặc sử dụng các sản phẩm đặc trị.
thường gặp nhất với các hình dạng như lượn sóng, chân vuông, chân đá nhọn..ﷺ. Sẹo lõm thường xuất hiện sau khi bị mụn trứng cá hoặc mụn thủy đậu, do thiếu hụt mô dưới da khiến vùng da quanh vết thương kéo xuống và tạo thành vết lõm.
Sẹo co rút (co thắt) thường phát triển sau khi bị bỏng, khiến da căng, co rút lại. Sẹo co rút ảnh hưởng đến chức năng cơ quan bị tổn thương, nhất là khi vết sẹo ăn sâu vào c🐓ơ, dây thần kinh hoặc xuất hiện trên khớp... gây khó vận động, nói, ăn uống và đau đớn.
Anh Thư
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp |