Sỏi thận là bệnh tiết niệu phổ biến, xảy ra do sự lắng đọng, kết tinh của các khoáng chất có trong nước tiểu. ThS.BS Nguyễn Trường Hoan, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bện𝐆h việ📖n Đa khoa Tâm Anh TP HCM, dẫn các nghiên cứu cho thấy khoảng 1-13% dân số thế giới bị sỏi thận. Tại Việt Nam, khoảng 2-12% dân số mắc sỏi tiết niệu, 40% là sỏi thận.
Tùy kích thước, vị trí, mức độ phức tạp, sỏi thận có thể được điều trị bằng các phương pháp sa⛎u:
Uống thuốc có thể được chỉ định cho những trường hợp sỏi thận nhỏ 4-6 mm. Sử dụng thuốc kết hợp với uống nhiều nước mục đích tăng lượng nước tiểu, hòa tan và thu nhỏ kích thước sỏi để có thể tự đào thải ra ngoài qua 🦩đường nước tiểu.
Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích (ESWL) là phương pháp điều trị sỏiܫ thận nhẹ nhàng nhất vì ít xâm lấn, ít đau, ít biến chứng, không cần gây mê hoặc gây tê, theo bác s꧂ĩ Hoan.
Người bệnh nằm trên một hệ thống máy đặc biệt, có thể phát ra năng lượng sóng xung kí🌺ch đi xuyên qua da, làm vỡ vụn sỏi trong thận. Vụn sỏi được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Phương pháp này được áp dụng cho những viên sỏi thận kích thước dưới 20 mm, cấu tạo mềm. Sau điều trị, người bệnh có thể xuất viện ngay.
Nội soi tán sỏi qua da (PCNL) là phương pháp điều trị sỏi thận hiện đại, ít xâm lấn. Bác sĩ đưa một đầu kim nhỏ xuyên qua da vào bên trong thận dưới hướng dẫn hình ảnh X-quang và siêu âm. "Đường hầm" này sau đó nong rộng cỡ 0,5-1 cm, đủ để đưa thiết bị tán sỏi laser vào bên trong. Dưới năng lượng laser, sỏi được tán thành các vụn mịn rồi được hút ra ngoài. Phương pháp này hầu như có thể áp dụng cho mọi loại sỏi thận.
Nội soi tán sỏi ngược dòng (URS), bác sĩ đưa thiết bị tán sỏi nội soi di chuyển ngược dòng của hệ tiết niệu từ niệu đạo đến bàng quang, đi qua niệu quản vào trong thận. N෴ội soi tán sỏi ngược dòng có thể thực hiện bằng ống cứng và ống mềm. Tùy vào vị trí, kích thước viên sỏi, tình trạng sức khỏe của người bệnh (có nhiễm khuẩn tiết niệu, hẹp niệu quản, suy giảm chức năng thận... hay không), bác sĩ chỉ định loại ống phù hợp. Nội soi tán sỏi ngược dòng ít xâm lấn, ít biến chứng, tỷ lệ sạch sỏi cao, người bệnh phục hồi nhanh, thời gian nằm viện ngắn.
Mổ mở 🎃chỉ áp dụng cho một số trường hợp sỏi kèm nhiễm trùng phức tạp, điều mà các phương pháp nội soi bị hạn chế. Phương pháp này có thể được chỉ định để lấy những khối sỏi kích thước lớn, cấu tạo phức tạp. Bác sĩ tạo một đường mổ dài 12-15 cm nằm xéo bên hông người bệnh để bóc tách tiếp cận thận. Tiếp đó, bác sĩ mở bể thận hoặc nhu mô thận để lấy sỏi rồi khâu lại đường mổ sau khi hoàn thành.
Theo bác sĩ Hoan, h🍎iện nay mổ mở không được ưu tiên lựa chọn do xâm lấn﷽ nhiều, để lại sẹo lớn, nguy cơ biến chứng cao, mất máu nhiều, đau. Sau mổ, người bệnh phục hồi chậm, tổn thương nhiều chức năng thận.
Với những khối sỏi thận quá lớn, cấu tạo phức tạp như sỏi san hô, bác sĩ có thể cần kết hợp ꦛnhiều phương pháp điều trị và ít nhất hai lần điều trị mới có thể làm sạch sỏi hoàn toàn.
Dù đã lấy sạch sỏi trong thận nhưng sau khi điều trị, người bệnh cần thay đổi thói quen sinh hoạt như uống nhiều nước (1,5-2 lít mỗi ngày), hạn chế bia rượu, đồ uống có gas; giảm muối, đạm động vật, thực phẩm giàu oxalat (củ cải đường, chocolate, rau chân vịt...); thường xuyên vận động, chơi thể thao. Người bệnh cần tái khám định kỳ 6-12 tháng một lần để sớm phát hiện sỏi tái phát (nếu có) khi còn ở kích thước nhỏ, điều tr🌌ị nhẹ nhàng.
cho biết người có biểu hiện đau hông lưng dữ dội, tiểu máu, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần, tiểu buốt, nước tiểu đục, sốt, ớt lạnh... có🌱 nguy cơ mắc các bệnh tiết niệu, th🌌ường gặp nhất là sỏi thận. Lúc này, người bệnh cần sớm đến bệnh viện khám, điều trị kịp thời, tránh phát sinh biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng thận, ứ nước thận, suy giảm chức năng thận.
Thắng Vũ