Xẹp đĩa đệm là tình trạng những đĩa đệm bị mất nước, dần mỏng hơn và mất khả năng đàn hồi. Ở giai đoạn đầu, bệnh chưa có triệu chứng r﷽õ ràng, người bệnh có thể chỉ cảm thấy đau nhẹ vùng cột sống bị ảnh hưởng. Theo thời gian, khi cột sống bị xẹp ngày càng nhiều, mức độ đau tăng lên, nhất là khi thay đổi tư thế hoặc di chu꧅yển mạnh.
Bệnh làm cho cấu trúc của đĩa đệm bị phá hủy, khiến cho không gian giữa các đốt sống thu hẹp lại, các đốt sống ma sát vào nhau khi vận động, có thể dẫn đến biến dạng cột sống. Khi không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn tới thoát vị đĩa đệm, gai cột sống hoặc hẹp ống sống. Người bệnh x🃏uất hiện các cơn đau dai dẳng, yếu tay chân, có nguy cơ liệt tứ chi.
BS.CไKI Trần Xuân Anh, Trưởng khoa Cột sống, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết tùy theo giai đoạn bệnh, độ tuổi và thể trạng của mỗi người, có các phương pháp điều trị khác nhau, phổ biến là dùng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.
Dùng thuốc gồm 🔯nhóm thuốc giảm đau thông thường, thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), nhóm thuốc hỗ trợ xương khớp, nhóm thuốc giãn cơ, nhóm thuốc hoạt huyết, tăng tuần hoàn và lưu thông máu. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định tiêm thuốc corticosteroid ngoài màng cứng để kháng viêm, tiêu sưng và hỗ trợ giảm đau.
Vật lý trị liệu có tác dụng tăng cường sức mạnh cơ bắp quanh cột sống, giảm đau, tăng cường tuần hoàn máu đến nuôi dưỡng sụn khớp và đĩa đệm. Phương pháp này cho hiệu quả tốt khi tình trạng xẹp lún chưa tiến triển nghiêm trọng, vẫn còn cơ hội phục hồi. Với các trường hợp xẹp đĩa đệm nặng, vật lý trị liệu được chỉ định kết hợp với các biện pháp giảm đau bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Sự kết hợp này giúp giảm đau tốt hơn,ꦍ đẩy nhanh tiến trình phục hồi sau mổ.
Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp tiến triển nặng, người bệnh đã điều trị thuốc, vật lý trị liệu và những phương pháp nội khoa khác nhưng không hiệu quả. Phẫu thuật có t🃏hể giúp cải thiện sức khỏe, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn một số biến chứng nhất định. Do đó, ph♏ương pháp này thường là lựa chọn điều trị cuối cùng.
Thói quen sống khoa học có thể giúp phòng ngừa và làm giảm các triệu chứng nếu người bệnh đã bị xẹp đĩa đệm. Trong sinh hoạt hàng ngày, bác sĩ Xuân Anh khuyê🍌n nên thực hiện những đ꧋iều sau đây:
Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là bổ sung c꧟ác thực phẩm giàu canxi và vitam𒐪in, uống đủ nước.
Không sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá...
Sinh hoạt đúng tư thế, hạn chế những cử động mạnh và đột ngột trong tư thế gập người như nâng vác vật nặng quá sức. Người làm n💞hững công việc đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, tài xế... nên cố gắng đứng lên, di chuyển sau mỗi 30 phút. Điều này giúp giảm tải áp lực lên cột sống.
Vận động thường xuyên với cường độ phù hợp giúp tăng tính dẻ❀o dai cho cơ bắp, đặc biệt là cơ vùng cột sống. Tập thể dục thường xuyên còn hỗ trợ kiểm soát cân nặng, tránh tạo áp lực l🔴ớn lên .
Khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có dấu hiệu cảnh báo xẹp đĩa đệm tiến triển nặng. Nhờ đó, bác sĩ có thể sớm phát hiện các bất thường, có phương pháp điều trị phù൩ hợp, giúp giảm đáng kể thời gian và chi phí điều trị.
Phi Hồng
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |