Một số yếu tố làm tăng khả năng mắc ung thư vú như tiền sử gia đình mắc ung thư này hoặc ung thư buồng trứng, tuổi tác, tiền sử bản thân mắc ung thư vú, vú dày, sử dụng liệu pháp thay thế hormone, từng xét nghiệm di tru🌊yền, từ 10-30 tuổi từng xạ trị vùng ngực...
Tầm soát ung thư vú rất quan trọng ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh. Phát🐠 hiện ung thư vú càng sớm thì càng dễ điều trị, cơ hội phục hồi và sống sót cao hơn.
Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, phụ nữ từ 40-44 tuổi nên bắt đầu sàng l⭕ọc ung thư vú hàng năm bằng chụp quang tuyến vú, nhất là người có nguy cơ cao mắc bệnh. Phụ nữ từ 45-54 tuổi nên chụp quang tuyến vꦍú mỗi năm một lần và phụ nữ từ 55 tuổi trở lên nên chụp quang tuyến vú hai năm một lần hoặc sàng lọc hàng năm nếu có nguy cơ cao. Nếu tiền sử gia đình bị ung thư vú hoặc tiền sử cá nhân bị ung thư vú, bạn nên khám sàng lọc sớm hơn so với các độ tuổi trên. Dưới đây là các hình thức giúp sàng lọc ung thư vú.
Tự kiểm tra
Nhiều người꧃ có thể phát hiện k♓hối u bất thường ở vú khi tự kiểm tra bằng tay. Khi sờ thấy bất kỳ khối u và cảm giác ngực có sự thay đổi, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra. Phụ nữ nên tự kiểm tra hàng tháng, thời điểm tốt nhất là 3-5 ngày sau kỳ kinh nguyệt, vì ngực có thể bị mềm hoặc nổi cục trong và trước kỳ kinh nguyệt.
Khám vú lâm sàng
Thường xuyên khám vú tại các bệnh viện, phòng khám cũng có thể phát hiện bất thường hay khối u ở vú. Các bác sĩ sẽ kiểm tra vú tìm kiếm những thay đổi và khác biệt về hình dạng của vú, sự khác biệt về màu da và kết cấu ở vú, phát ban, cục u có thể nhìn thấy, chất lỏng hoặc dịch 🙈chảy ra từ nꦬúm vú cũng như cảm giác đau. Bác sĩ cũng sẽ sờ các hạch bạch huyết ở vùng dưới cánh tay để kiểm tra xem có khối u hay cục cứng nào không. Phương pháp này khó phát hiện được những khối u rất nhỏ trong mô vú và không làm giảm nguy cơ tử vong vì ung thư vú.
Chụp X-quang tuyến vú
Chụp X-quang tuyến vú là xét nghiệm sàng lọc phổ biến nhất được sử dụng cho bệnh ung thư vú. Xét nghiệm này có thể phá💛t hiện các khối u quá nhỏ ở vú mà không thể sờ thấy. Các phương thức sàng lọc bổ sung như siêu âm toàn bộ vú hoặc chụp cộng hưởng từ có thể đượ💝c sử dụng nếu phim X-quang ghi nhận mật độ vú dày đặc.
Siêu âm
Siêu âm vú thường được tiến hành khi phát hiện thấy sự thay đ🌃ổi trên phim chụp quang tuyến vú hoặc có vấn đề khi khám vú. Phương pháp này thường được thực hiện trên người có mô vú dày đặc, từ 25 tuổi trở xuống hoặc đang mang thai, vì siêu âm không sử dụng bức xạ nên không gây ảnh hưởng đến vú.
Chụp cộng hưởng từ (MRI)
Phương pháp này không được sử dụng ở phụ nữ bình thường hoặc có nguy cơ trung bình để sàng lọc vì sóng từ trường và sóng radio có thể ảnh hưởng làm vú xuất hiện bất thường. MRI được sử dụng như một xét nghiệm sàng lọc cho những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú. Nhưng MRI không thay thế cho chụp quang tuyến vú đối với phụಞ nữ có nguy cơ cao đáp ứng các ti🅷êu chí sàng lọc bằng MRI. Nó được thực hiện khi chụp quang tuyến vú cho kết quả mô vú dày đặc, khối u bất thường.
Lấy mẫu mô
Nếu các xét nghiệm sàng lọc ung thư vú không xâm lấn cho thấy bạn có thể bị ung thư, bạn sẽ cần làm sinh thiết (lấy mẫu mô). Các tế bào mô vú ở khu vực nghi ngờ ung thư sẽ được lấy ra, được kiểm tra dưới kính🌃 hiển vi để xem xét có phải tế bào ung thư hay không. Lấyℱ mẫu mô thường cho kết quả sau vài ngày.
Nhiều người phải trải qua một hoặc nhiều xét nghiệm nói trên để chẩn đoán chính xác mắc ung thư vú hay không. Sàng lọc, phát hiện sớm và điều trị tốt tăng khả năng sống sót. Ung thư vú điều trị ở giai đoạn đầu có tỷ lệ sống💝 sót lên tới 90%.
Mai Cat
(Theo Very Well Health)