Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại phổ biến trong các t𒁏rường hợp mắc ung thư phổi. Dưới đây là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư này.
Hút thuốc
Theo Phòng nghiên cứu Phòng ngừa và Kiểm soát ung thư (CDC) Mỹ, khoảng 80% trường hợp ung thư phổi không tế bào nhỏ có liên quan đến việc hút thuốc lá. Nguy cơ ung thư này có liên quan đến thời gian và số lượng thuốc lá hút của mỗi người. Việc bổ sung các bộ lọc thuốc lá không làm thay đổi nguy cơ ung tꦆhư phổi. Cá❀c đầu lọc khiến chất độc trong thuốc lá được hít sâu hơn vào phổi và những khu vực khác, gây ra bệnh ung thư phổi hơn. Theo CDC Mỹ, người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động ở nơi làm việc, nơi công cộng hoặc ở nhà có nguy cơ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ cao hơn từ 20-30%.
Hóa chất công nghiệp
Người bị phơi nhiễm hóa chất nghề nghiệp có thể mắc bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ. Theo nghiên cứu của Đại học Milan (Italy), nhiễm hóa chất nghề nghiệp chiếm 13-29% các ca ung thư này trong nam giới ở Mỹ và khoảng 14,5% các ca ung thư𝓀 phổi ở Anh. Một số chất công nghiệp là thủ phạm gây ung thư gồm kim loại như asen, niken, cadmium; các loại sợi silica, bụi gỗ và amiăng; các hóa chất như vinyl clorua, hydrocacbon thơm đa vòng và khí mù tạt. Có nhiều n🃏ghề nghiệp liên quan đến việc tiếp xúc với các chất này. Ví dụ, asen được sử dụng trong gốm sứ, pháo hoa, dệt may và chất bán dẫn.
Ô nhiễm không khí
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi không tế bào nhỏ. Nơi đông dân cư và những khu v🍎ực nằm gần các con đường chính có nguy cơ ung thư phổi cao hơn. Nhìn chung, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra khoảng 5% ca ung thư phổi trên thế giới.
Nghiên cứu của Bệnh viện Nhân dân tỉnh Quý Ch🎐âu (Trung Quốc) chỉ ra, khói bếp hoặc khói than củi nấu ăn (sưởi ấm) là một nguyên nhân gây ung thư này. Đây được coi là yếu tố rủi ro chính đối với phụ nữ không hút thuốc ở châu Á.
Khí radon là nguyên nhân phổ biến thứ hai gây ung thư phổi không tế bào nhỏ sau hút thuốc. Khí này xuất hiện do sự phân rã tự nhiên của uranium trong đất, đá, nước và có 💯thể xâm nhập vào nhà thông qua các vết nứt trên nền móng, máy bơm bể phốt, dây điện... Randon là loại khí không màu, không mùi, cách duy nhất có thể biết nhận biết là sử dụng bộ dụng cụ randon.
Xạ trị
Xạ trị vùng ngực với người từng bị ung thư🔴 hඣạch, xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ vú làm tăng nguy cơ ung thư phổi tế bào không nhỏ. Ngoài ra, các loại thuốc là chất ức chế men chuyển (thường sử dụng cho bệnh cao huyết áp) có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc ung thư này.
Bệnh phổi
Một số bệnh phꦏổi và tình trạng viêm làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ. Theo nghiên cứu của Viện Tim và Phổi Quốc gia, Đại học Hoàng gia Luân Đôn (Anh), người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn người không mắc bệnh. Mắc bệnh này và hút thuốc lá càng làm tăng khả năng mắc ung thư phổi. Người bệnh lao, hen suyễn, viêm khớp dạng thấp, tăng tiểu cầu, suy yếu miễn dịch, ghép tạng cũng có nguy cơ mắc ung thư này.
Virus HPV
HPV (virusඣ u nhú ở người) là tác nhân gây ra nhiều bệnh ung thư như cổ tử cung, ung thư đầu và cổ. Các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Saint Savvas (Hy Lạp) đã phân lập được HPV từ một số tế bàoꦆ ung thư phổi, điều này cho thấy, virus này có thể gây ra ung thư phổi ở người nhiễm.
Di truyền
Ung thư phổi có thể di truyền trong gia đình. Người có người thân cấp một (cha mẹ, anh chị em ruột, con cái) mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ có nguy cơ mắc bệnh này cao gấp đôi người không có thành phần di truyền. Người có người thân cấp hai (anh em họ, họ hàng) mắc bệnh này có nguy cơ cao hơn khoảng 30% so với mức trung bình. Về di truyền, phụ nữ có khả năng mắc ung thư phổi cao hơn nam giới.
Phụ nữ có đột biến gene và hút thuốc có nguy cơ mắc u🐻ng thư phổi cao gấp đôi. N🐎gười mắc hội chứng Li-Fraumeni (không phổ biến) liên quan đến đột biến gene p53, các biến thể di truyền NF-kB2 và kiểu gene GSTM1 null cũng gia tăng nguy cơ.
Chế độ ăn
Chế độ ăn uống có thể góp phần làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Asen trong nước uống từ giếng, thịt chế biến sẵn, thực phẩm chiê꧅n rán làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ăn nhiều trái cây và rau quả, nhất là rau họ cả🧜i có tác dụng bảo vệ chống lại căn bệnh này. Chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng thực vật có chứa beta-carotene (cà rốt, thực phẩm màu đỏ cam khác) và tập thể dục thường xuyên có tác dụng hỗ trợ chống ung thư phổi.
Mai Cat
(Theo Very Well Health)