Dị ứng mũi không quá nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh nhưng gây ra một loạt các triệu chứng khó chịu như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi... Nếu viêm mũi dị ứng không nhiễm trùng hoặc diễn biến nặng, người bệnh có thể áp dụ💎ng một số cách♈ dưới đây để cải thiện.
Vỗ nhẹ, tránh chà xát mũi: Khi xì mũi, bạn nên vỗ nhẹ vào lỗ mũi và vùng da xung quanh thay vì chà xát hoặc l𓆉au. Việc vỗ nhẹ vào mũi sẽ ít ma sát và kích ứng da hơn so với khi chà xát. Nhờ đó, bạn cũng đỡ có cảm giác đau hơn.
Dưỡng ẩm: Bạn có thể dùng một lượng nhỏ sản phẩm dưỡng ẩm thoa nhẹ nhàng quanh lỗ mũi hoặc vùng da bị kích ứng một vài lần mỗi ngày. Theo bác sĩ da liễu Joshua Zeichner tại New York (Mỹ), thuốc mỡ bôi mũi có thể hữu ích hơn các loại kem dưỡng da. Vì chúng tạo một lớp khôn𒉰g thấm nước, giúp cho làn da tự lành lại.
Đề phòng nhiễm trùng: Nếu bạn có các vết nứt da sâu xung quanh mũi mà không lành hoặc mũi bị nhiễm trùng ☂thì bạn nên thăm khám. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp, tránh biến chứng từ việc nhiễm trùng.
Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Người bệnh nên rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý hai lần một ngày vào sáng và tối. Nếu bạn bị nghẹt mũi quá nhiều trong ngày thì có thể rửa mũi và🌜o khoảng giữa trưa. Cách này giúp giảm nghẹt mũi và làm sạch chất nhầy ra khỏi đường mũi mà không cần xì mũi. Giảm ma sát với da của vùng mũi đang tổn thương cũng sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
Bạn có thể pha khoảng 200 ml nước ấm (nước cất, vô trùng hoặc nước đã đun sôi và để nguội) với một thìa cà p🌜hê muối. Một số người thêm nửa thìa cà phê muối nở (baking soda) để giúp làm dịu mũi hơn nhưng cách này chưa được chứng minh có tác dụng.
Sau khi có dung dịch nước muối, bạn có thể dùng bình neti (một bình có hình dạng như ấm trà) để r💙ửa mũi. Nghiêng đầu xuống và sang trái trên bồn rửa, đổ khoảng một nửa lượng nước muối vào lỗ 🦩mũi bên phải để nước chảy ra lỗ mũi còn lại. Thở bằng miệng. Thực hiện lại thao tác này và đổi bên. Bình neti sau khi sử dụng nên vệ sinh sạch sẽ.
Nói chuyện với bác sĩ trước khi dùng thuốc thông mũi: Thuốc thông mũi giúp điều trị sổ mũi, vì vậy, bạn không cần phả𓆉i xì mũi thường xuyên. Tuy nhiên, thuốc thông mũi có thể khiến vùng da nhạy cảm bên trong mũi trở nên tồi tệ hơn.
Th🐷uốc có thể thắt chặt các mạch máu và giảm lưu lượng máu đến khu vực này, cả hai đều có thể gây khó chịu và kích ứng. Người bệnh nên nói chuyện với bác sĩ về những ưu và nhược điểm của thuốc thông mũi trước khi sử dụng.
Nhấm nháp trà và súp nóng: Hơi nước bốc lên từ một bát súp hoặc một tách trà nóng làm ẩm da và đường mũi. Nó có thể꧂ giúp làm lỏng ch💖ất nhầy ở sâu trong mũi để bạn có thể dễ dàng xì ra ngoài hơn.
Kim Uyên
(Theo Web MD)