Theo Bác sĩ Chuyên khoa I Phan Trường Nam, Trung tâm Tiết niệu thận học, Bệnh viện đa khoa Tâ🎃m Anh, đặt thông tiểu lưu được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân cần được dẫn lưu nước tiểu liên tục như: bí tiểu do bàng quang thần kinh, phì đại tuyến tiền liệt trên bệnh nhân lớn tuổi nhiều bệnh nền, suy kiệt hoặc sau phẫu thuật bệnh lý đường tiết niệu...
Ống thông tiểu được làm bằng chất liệu như: cao su, Plastic, Latex hoặc silicon, mềm, dài khoảng 25 cm, với nhiều kích cỡ đường kính từ 8Fr đến 30Fr (1Fr = 0,33 mm) được đặt vào niệu đạo để dẫn nước tiểu ra ngoài. Công dụng chính của ống thông tiểu là để ngăn ngừa hoặc điều trị các tình trạng tắ๊c nghẽn đường tiểu dưới. Có 2 hình thức dẫn lưu nước tiểu từ bàng quang là: đặt ống thông tiểu qua ngả niệu đạo và mở bàng quang ra da. Thời gian đặt thông tiểu càng dài, nguy cơ gặp biến chứng càng cao, nhất là khi người bệnh được điều trị ngoại trú tại nhà.
Để chăm sóc người đặt thông tiểu tại nhà hiệu quả, giảm nguy cơ nhiễm trùng, bác sĩ Trường Nam khuyên người bệnh nên uống đủ nước (từ 2,5 đến⛎ 3 lít) để đảm bảo được khoảng 2 lít nước tiểu mỗi ngày. Nước tiểu được bài tiết ra nhiều sẽ hỗ trợ đẩy các yếu tố gây viêm, gây tắc nghẽn ống thông như vụn sỏi hoặc các cục máu đông, các cặn nhiễm trùng... ra khỏi hệ tiết niệu nhanh chóng. Người bệnh nên sinh hoạt nhẹ nhàng, cần tránh các hoạt động mạnh, đột ngột dễ gây tụt ống thông tiểu làm tổn thương th🥀êm đường tiết niệu.
Đảm bảo vệ sinh rất quan trọng v🐻ới người đặt ống thông tiểu. Do đó, người bệnh cần được thay băng, vệ sinh chân ống thường xuyên. Trước và sau chạm vào ống thông, túi nước tiểu đều phải sát khuẩn tay cẩn thận. Vệ sinh khu vực quanh ống thông tiểu 2 lần/ngày. Mỗi ngày nên làm sạch ống thông tiểu bằng khă♌n sạch, nước ấm, xà bông để ngăn chặn đường lây của vi khuẩn vào cơ thể. Tuyệt đối không bôi bất kỳ kem, dung dịch nào vào vùng da quanh ống thông.
Đặc biệt người 𒁏bệnh cần được biết thời gian lưu ống thông tiểu của mình, tùy thuộc vào mục đích dẫn lưu, hình thức dẫn lưu và chất liệu của ống thông. Với những trường hợp đặt thông tiểu sau phẫu thuật, người bệnh cần đi tái khám theo hẹn để được bác sĩ thăm khám và cho rút ống thông tiểu. Với những bệnh nhân phải mang t♓hông tiểu kéo dài thì cần phải thay ống định kỳ và phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có kinh nghiệm, thời gian lưu ống thông tiểu qua ngả niệu đạo tùy thuộc chất liệu của ống:
Cao su: 5-7 ngày
Plastic: 7-10 ngày
Latex: 2-3 tuần
Silicon: 2 tháng
Người bệnh được đặt ống thông tiểu tại nhà nhìn chung là an toàn và ít có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Người bệnh nên tự theo dõi sức khỏe và liên lạc ngay với các bác sĩ khi nhận thấy các dấu hiệu như: nước tiểu sẫm màu, nước tiểu đục, có mùi bất thường, lẫn máu đông, khó tiểu, tiểu rát, đau bụng dưới. Tuy nhiên, việc chăm sóc tại nhà vẫn xuất hiện một số tình huống cần phải đưa bệnh người bệnh tới bệnh viện gấp như tắc ống thông, tuột ống thông, rò nước tiểu, tiểu máu. Nghiêm trọng hơn là các triệu chứng nhiễm trùng như sốt cao lạnh run, đau hông lưng, buồn nôn, nôn... Đây là biểu hiện của viêm đài bể thận, áp xe thận, nhiễm khuẩn huyết có thể gây nguy h꧟iểm đến tính mạng người bệnh.
Hân Thái