♋Bệnh tim bẩm sinh là nhóm bệnh lý tương đối phức tạp trong chuyên khoa tim mạch. Do đó, chăm sóc trẻ mắc bệnh tim cần được lưu tâm, thăm khám định kỳ, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là các hướng dẫn trong chăm sóc trẻ bị tim bẩm sinh giúp ích cho cha mẹ.
Răng miệng sạch khỏe
𒈔Giữ cho răng và miệng sạch khỏe không chỉ là thẩm mỹ mà còn giúp ngăn ngừa bệnh nhiễm trùng xâm nhập vào máu. Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ, những người mắc bệnh tim bẩm sinh sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng ảnh hưởng đến bên trong tim, làm hỏng van, từ đó, dẫn đến suy tim. Tình trạng này được gọi là viêm nội tâm mạc, cách tốt nhất phòng ngừa là chăm sóc răng, nướu.
🌌Theo khuyến cáo của nha sĩ, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen đánh răng hai lần một ngày. Chế độ ăn hàng ngày cần hạn chế cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn, đồ uống có đường. Bởi khi uống nước ngọt thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ sâu răng do miệng và răng được bao phủ bởi đồ uống có đường lâu hơn. Vi khuẩn tích tụ trên răng có thể tạo ra axit phá hủy răng.
Giữ tâm trạng thoải mái
💛Nghiên cứu cho thấy, một số trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh có thể cảm thấy cô đơn và khác biệt với các bạn cùng lứa tuổi. Điều này có thể trở nên trầm trọng hơn đối với những trẻ thường xuyên phải đến bệnh viện hoặc nhập viện. Nếu rơi vào tình huống này, trẻ có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng đến tâm lý về sau. Do đó, các nhà khoa học khuyên cha mẹ nên trò chuyện với bác sĩ tim mạch hoặc bác sĩ tâm lý.
Vận động thể lực
🌜Tập thể dục không chỉ là niềm vui mà còn có thể cải thiện thể lực. Với bệnh tim bẩm sinh, các nhà khoa học còn khuyến khích cha mẹ nên cho bé tham gia các hoạt động thể chất để tăng sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cụ thể, trẻ em nên có khoảng 60 phút tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh có thể mệt mỏi hơn người bình thường. Do đó, cha mẹ nên phân chia việc tập luyện bằng nhiều buổi trong ngày và theo dõi cường độ tập của bé.
Chế độ ăn uống
🐠Theo Dịch vụ Y tế Quốc gia Mỹ, trẻ em mắc bệnh tim bẩm sinh nên ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trong ngày. Bởi trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng vì nhu cầu năng lượng cao hơn bình thường trong khi sự hấp thu lại kém. Trong thành phần dinh dưỡng của trẻ cần nhu cầu năng lượng cao hơn trẻ bình thường khoảng 120-170 kcal/kg/ngày. Vì vậy, bé nên dùng sữa hoặc thực phẩm giàu năng lượng (bổ sung thành phần đường, đạm và protein), ăn đủ thành phần trong 4 nhóm chất dinh dưỡng, bổ sung sắt khi có thiếu máu, bổ sung vitamin khi có chỉ định.
▨Ngoài ra, trẻ cũng cần tránh thức uống có đường, bánh ngọt, thức ăn nhanh, các sản phẩm chế biến sẵn. Bởi các món ăn này có thể ảnh hưởng đến tim, thận, tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp.
Huyền My (Theo NHS)