Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều khớp trong cơ thể, bao gồm khớp bàn chân. Các loại viêm khớp thường ảnh hưởng đến bàn chân là thoái hóa khớp (OA), viêm khớp dạng thấp (R♊A) và viêm khớp hậu chấn thương.
Viêm khớp bàn chân ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh vì bàn chân nâng đỡ, hấp thụ sốc, giữ thăng bằng và các chức năng quan trọng khác đối với chuyển động🍬. Chọn giày phù hợp giúp🐎 người bệnh giảm các triệu chứng. Dụng cụ chỉnh hình bàn chân (như nẹp bàn chân) và giày dép chuyên dụng có thể hữu ích với người bị viêm khớp nhờ thay đổi cách kích hoạt cơ, dáng đi để giảm lượng áp lực lên khớp bàn chân.
Một đánh giá tổng hợp hơn 1.400 nghiên cứu tại New Zealand cho thấy các biện pháp⛄ can thiệp này có tác dụng giảm đau chân, suy yếu và khuyết tật ở người bị viêm khớp dạng thấp, đồng thời cải thiện tình trạng đau chân, chức năng ở chân của người thoái hóa khớp. Những đôi giày trong các nghiên cứu bao gồm giày dép có sẵn, giày trị liệu và giày trị liệu kết hợp với dụng cụ chỉnh hình bàn chân.
Ngược lại, đi giày không phù hợp có thể khiến cơn ☂đau khớp nặng hơn, đẩy nhanh quá trình tiến triển bệnh. Đi giày quá ngắn hoặc quá hẹp so với chân dễ gây bầm tím ở ngón chân hoặc bàn chân, tổn thương móng chân, rộp, chai chân,♋ kích ứng da.
Để♉ đảm bảo chọn giày vừa vặn, người bệnh viêm khớp nên lưu ý những điều sau:
Kiểm tra chiều dài, chiều rộng của chân trước khi mua giày. Bác sĩ chuyên khoa có thể hỗ trợ người bệnh đo kích thước bàn chân 𒐪chính xác, tư vấn kiểu giày phù hợ🤡p.
Giày điều chỉnh được phần mu bàn chân. Kích thước và hình dạng của phần mu bàn chân có thể thay đổi, nhất là khi cơn đau khớp bùng phát, chân có thể sưng tấy.🌃 Người bệnh nên tìm những đôi giày thể thao và🍌 giày trị liệu có mu bàn chân điều chỉnh được bằng dây buộc hoặc quai dán.
Phần bao ngón chân của giày phải đủ thoải mái nếu người bệnh gặp các loại biế✱n dạng như ngón chân hình búa, vẹo ngón chân cái. Tuy nhiên, không nên tăng cỡ giày vì có thể làm m✱ất đi khả năng hỗ trợ bàn chân lúc di chuyển.
Đế cao su hoặc đế dày, cong: Phần đế cao sꦫ♛u đóng vai trò như bộ giảm xóc, trong khi đế dày, cong giúp phân phối lại áp lực ở lòng bàn chân.
Lót giày có thể tháo rời: Người bệnh có thể hoán ꧋đổi miếng lót tùy chỉnh để phân bổ đều trọng lượng và🍸 giảm áp lực lên các điểm đau.
Loại giày chạy bộ ổn định có phần giữa đế và gót dày được khuyến nghị cho người viêm khớp. Chúng hỗ trợ kiểm soát chuyển động, giảm trọng lượng của bàn chân, hữu ích cho người bị viêm khớp háng, khớp gối, bàn chân hoặc mắt cá chân.
Người bệnh viêm khớp nên tránh đi giày cao gót bởi chúng góp phần làm hao mòn khớp, tăng nguy cơ thoái hóa khớp, trầm trọng thêm cá♋c vấn 💎đề về chân như ngón chân hình búa, viêm sưng ngón chân cái. Nếu phải đi giày cao gót, nên chọn loại gót thấp dưới 4 cm và đế cao su khi có thể.
Loại giày có phần mũi chật cũng nên tránh. Chúng khiến bàn chân bị o ép 🌸vào hình dạng không tự nhiên, gây đau, có thể dẫn đến ngón chân hình búa và các vấn đề khác.
Anh Ngọc (Theo Verywell Health)