TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, trẻ sinh non là một trong những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Ngày càng nhiều trẻ sinh cực non ở các tuần 24, 25, 26, 27, có cân nặng dưới 1 kg chào đời. Các bé phải đối diện nhiều nguy cơ suyও hô hấp, hạ thân nhiệt, nhiễm trùn♚g sơ sinh, bệnh lý võng mạc, di chứng chậm phát triển tinh thần, vận động. Trong đó, ước tính khoảng 20-30% trẻ sinh non có nguy cơ mắc bệnh võng mạc (ROP - Retinopathy of prematurity).
Theo bác sĩ Cam Ngọc Phượng, trong quá trình phát triển thai nhi, mạ🅘ch máu võng mạc xuất phát từ phầꦓn trung tâm phía sau võng mạc, rồi phát triển dần về phía trước, kết thúc vào lúc thai nhi được đủ tháng. Ở những trẻ sinh non, do quy trình chưa kịp hoàn tất nhưng trẻ chào đời sớm. Khi ra ngoài bụng mẹ, nếu các mạch máu này tiếp tục phát triển bình thường thì trẻ không mắc bệnh. Ngược lại nếu nếu phát triển bất thường thì có thể dẫn bong, tróc võng mạc, gây mù lòa.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm trên 30 năm theo dõi, quan sát, chăm sóc trẻ sinh non, Tiến sĩ Cam Ngọc Phượng nhận định, không phải tất cả trẻ sinh non đều mắc bệnh ở mắꦕt. Nhưng với những trẻ sinh non, nhẹ cân, ốm yếu thì nguy cơ mắc bệnh ROP càng cao, bệnh càng nặng.
Bệnh lý võng mạc cũng có nhiều mức độ khác nhau, chia làm 5 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên, mạch máu võng mạc có sự phát triển bất thường nhẹ. Giai đoạn 2 - mạch máu bất thường ở mức trun🧸g bình, giai đoạn 3 - mạch máu phát triển bất thường, giai đoạn 4 - một phần võng mạc bong ra, giai đoạn 5 - bong toàn bộ võng mạc.
Phần lớn bệnh lý không thể phát hiện bằng mắt thường mà chỉ được phát hiện khi bác sĩ chuyên khoa mắt khám bằng đèn soi đáy mắt gián tiếp sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử, quan sát toàn bộ võng mạc. Một số dấu hiệu cảnh báo trẻ sơ sinh mắc𝔉 bệnh võng mạc 🌄là mắt chuyển động bất thường, mắt lác, đồng tử trắng. Tuy nhiên, khi phát hiện dấu hiệu này, bệnh đã rơi vào giai đoạn quá muộn, điều trị kém hiệu quả, trẻ có thể mù lòa vĩnh viễn.
"Việc sàng lọc bệnh lý võng mạc (ROP) tại Việt Nam được thực hiện cho những trẻ sơ sinh dưới 2 kg, và sinh non dưới 34 tuần. Đối với trẻ sinh cân nặng trên 2 kg, và tuổi t🅰hai lớn hơn 34 tuần nhưng có các yếu tố nguy cơ suy hô hấp, thở oxy kéo dài cũng cần khám sàng lọc mắt", bác sĩ Cam Ngọc Phượng giải thích.
Bố mẹ có con sinh non, cân nặng thấp sẽ có nguy cơ cao bé bị bệnh, ph🐷ải để bé khám sàng lọc ngay khi cháu bé còn điều trị tại khoa sơ sinh. Đồng thời cần tuân thủ tái khám đều đặn kể cả khi xuất vi🌳ện theo lịch và chỉ dẫn nghiêm ngặt từ bác sĩ. Lần khám mắt tầm soát đầu tiên đối với trẻ sinh non có tuổi thai dưới 27 tuần là khi trẻ được 31 tuần. Đối với bé sinh non trên 27 tuần tuổi thai, nên được khám mắt ở thời điểm 4 tuần sau sinh.
Tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, trẻ sinh non và sinh thường trước khi xuất viện, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn diện cơ thể, tầm soát đến 73 bệnh lý thông qua gói tầm soát toàn diện. Riêng🍷 trẻ sinh non cần tái khám theo lịch để tầm soát thính lực, bệnh lý võng mạc và các bệnh thường gặp.
Bác sĩ Phượng thông tin, theo thống kê của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới💦 có khoảng 15 triệu trẻ sinh non; trong đó, có một triệu trẻ tử vong. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 103.500 trẻ sinh non và 17.000 trẻ tử vong trong vò💝ng 28 ngày sau khi sinh.
Tuệ Diễm