﷽ThS.BS Vũ Thị Thùy Trang, chuyên khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết cháy nắng là tình trạng tế bào da bị tổn thương do tiếp xúc với tia cực tím (UVB và UVA) trong thời gian dài. Làn da cháy nắng thường bị nóng, đỏ rát. Trường hợp bị cháy nắng nghiêm trọng có thể gây sưng, phồng rộp, nổi mụn nước, sốt, ớn lạnh và đau đầu. Các triệu chứng thường xuất hiện khoảng một giờ sau khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời và biểu hiện rõ rệt trong 24-48 giờ.
💟Thời gian phục hồi làn da cháy nắng phụ thuộc vào mức độ của tổn thương. Trường hợp nhẹ cần 3-4 ngày để hồi phục; da cháy nắng vừa cần từ 7-10 ngày; da cháy nắng nặng có thể mất 2-3 tuần. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể cần sự can thiệp của bác sĩ. Nếu được xử lý nhanh chóng và đúng cách, tình trạng cháy nắng có thể sớm cải thiện.
♕Cách điều trị cháy nắng tương tự như điều trị bỏng nhiệt. Ngay khi có dấu hiệu bỏng, rát, người bệnh cần làm mát vùng da bằng nước và uống thuốc chống viêm không steroid (NSAID) để giảm triệu chứng. Tránh tiếp xúc với ánh nắng và che chắn vùng da bị ảnh hưởng cho đến khi vết bỏng lành hẳn.
🐻Sử dụng kem dưỡng ẩm có thành phần lô hội, hydrocortisone, thuốc mỡ sau khi ra nắng. Uống nhiều nước để hạ nhiệt và hạn chế mất nước. Nếu các triệu chứng cháy nắng không thuyên giảm, người bệnh không nên chủ quan mà đến ngay các cơ sở y tế để được kiểm tra và kịp thời xử trí.
🅰 lưu ý, cháy nắng không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có nguy cơ gây ung thư da và một số vấn đề sức khỏe khác. Thường xuyên bị cháy nắng có thể làm tăng nguy cơ tổn thương mắt; lão hóa sớm (đồi mồi, tàn nhang, nếp nhăn và chảy xệ); ung thư da, biểu hiện qua các mảng sần sùi có vảy, vết loét cục bộ không lành, những tổn thương nhiều màu.
Một số biện pháp giúp hạn chế cháy nắng như tránh tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp, hạn chế ra ngoài trong khoảng thời gian 10-16h. Bôi kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại mỗi hai tiếng sau khi đi ra ngoài, kết hợp đội mũ rộng vành, đeo kính râm, mặc quần áo dài tay. Uống đủ 1,5-2 lít nước để giữ ẩm cho da.
෴Việc phơi nắng tuy giúp tạo vitamin D nhưng đa phần lại gây tổn hại da nhiều hơn. Nếu muốn phơi nắng, chỉ cần khoảng 5-15 phút một lần và vài ngày một tuần. Ngoài ra, có thể bổ sung vitamin D qua các loại thực phẩm, chế phẩm thuốc và thực phẩm chức năng.
Dung Lê