Mất ngủ là tình trạng gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ, diễn ra trong vài đêm, vài tuần hoặc. Đôi khi mất ngủ trở thành mạn tính sẽ kéo d♍ài hàng tháng hoặc thậm chí ꧃là vài năm. Trong một số trường hợp, mất ngủ ngắn hạn là kết quả của những căng thẳng hàng ngày, thay đổi lịch trình, môi trường hoặc di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác. Mất ngủ mạn tính thường có nguyên nhân từ một vấn đề sinh lý hoặc thể chất.
Trong khi đó ngưng thở khi ngủ là loại rối loạn hô hấp liên quan đến giấc ngủ phổ biến, xảy ra khi đường thở trên bị tắc nghẽn liên tục trong khi ngủ. Ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn giấc ngủ bằng cách ngừng hoặc giảm luồng không khí nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm như đột quỵ, tiểu đường, bệnh tim... Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương ít phổ biến hơn, nó xảy ra nếu não "quên"💯 phát tín hiệu để cơ thể th༺ở dẫn đến việc ngưng thở trong lúc ngủ.
Triệu chứng
Về triệu chứng, gặp khó khăn khi đi vào giấc ngủ v𝓀à cảm giác𒉰 thiếu ngủ thường là triệu chứng chính của mất ngủ. Tuy nhiên, nhiều triệu chứng khác có thể xảy ra do cơ thể thiếu ngủ, bao gồm mệt mỏi, khó tập trung hoặc ghi nhớ, học tập hoặc hiệu suất công việc kém, tâm trạng thất thường và dễ cáu gắt, khó duy trì cảm giác tỉnh táo, có vấn đề về hành vi và gia tăng nguy cơ gặp tai nạn.
Cá🌟c triệu chứng của chứng mất ngủ ngắn hạn có thể tự biến mất nếu giải quyết được nguyêꦦn nhân. Tuy nhiên, mất ngủ có thể trở thành mạn tính, đặc biệt là khi căng thẳng kéo dài và vượt kiểm soát.
Đối với ngưng thở khi ngủ, có một số triệu chứ💎ng điển hình như luôn cảm thấy buồn ngủ vào ban ngày, mệt mỏi, đau đầu vào buổi sáng, cáu gắt. Ngưng thở khi ngủ gây ra mất 🌄trí nhớ, giấc ngủ không sảng khoái.
Nguyên nhân
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng mất ngủ ảnh hưởng từ 10-30% dân số (người trưởng thành) trên toàn thế giới. Các yếu tố có thể liên quan đến chứng mất ngủ, có thể do tuổi tác, thường gặp ở người lớn tuổi. Phụ nữ có khả năng dễ bị mất ngủ hơn nam giới. Người làm việc theo ca thường có tỷ lệ mất ngủ cao hơn.
Một số nguyên nhân khác có thể gồm tiền sử gia đình, thói quen ngủ ít, vấn đề 🔜tâm thần, như trầm cảm hoặc rối loạn lo lắng, tác dụng của một số loại thuốc, ảnh hưởng bởi những cơn đau, tác động của caffein, rượu, hoặc ăn quá nhiều🧸 trước khi đi ngủ...
Nguyên nhân gây ngưng thở khi ngủ ở trẻ em thường do amidan hoặc u tuyến phì đại. Ở người lớn, nguওyên nhân có thể do béo phì, tuổi già, lạm dụng rượu hoặc thuốc lá lạm dụng thuốc an thần, ngủ ngáy.
Điều trị
Điều trị chứng mất ngủ cần có chẩn đoán từ nhân viên y tế. Khi bác sĩ nắm rõ về các triệu chứng và thời gian mắc bệnh sẽ quyết định một số phương án điều trị. Mục đích của điều trị là quay về với giấc ngủ một cách bình thường và giải quyết các t꧋riệu chứng khác.
Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị bằng một số phương pháp như máy thở áp lực dương liên tục, dụng cụ răng miệng. Ngoài ra, chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể cải thiện nếu giải𒁏 quyết được các tình trạng bệnh lý tiềm ẩn gây ra bệnh.
Nhìn chung, mất ngủ, ngưng thở khi ngủ hay bất kỳ loại vấn đề nào về giấc ngủ đều có thể 𒊎khiến bạn mệt mỏi và khó chịu. Tình trạng này có thể trở thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bị phớt lờ. Do đó, nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào liên q𒅌uan đến giấc ngủ, hãy liên hệ với nhân viên y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Quỳnh Chi (Theo VeryWellHealth)