Mùa mưa bão, thời tiết diễn biến thất thường, các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc... phát triển mạnh. Đây cũng là mùa sinh sản của muỗi Anophen gây sốt rét, muỗi Culex mang mầm bệnh viêm ♓não Nhật Bản.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Dinh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết hậu quả của thiên tai dễ gây ra những sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến giấc ngủ, sinh hoạt, giảm sức đề kháng của trẻ. Trường hợp cơ sở vật chất hư hại,🍒 thiếu thuốc, nguồn thực phẩm khiến chăm sóc, điều trị trẻ mắc bệnh khó khăn.
Thời điểm này trẻ dễ gặp vấn đề về tiêu hóa như ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy cấp, tả, lỵ, thương hàn... Bệnh xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm ôi thiu, nước uống bị nhiễm khuẩn. Trẻ nhỏ mắc bệnh hen p🤪hế quản có thể khởi phát cơn hen cấp trong thời điểm này. Bệnh cúm, cảm lạnh dễ lây lan khi tiếp xúc với dịch tiết, giọt bắn hoặc dùng chung đồ dùng của người bệnh.
Tiếp xúc thường xuyên với nước mưa lũ, bùn đất hoặc chấn thương do tiếp xúc với vật nhọn (sỏi, đá, thủy tinh..ꦿ.) dễ gây ra bệnh da liễu, đau mắt đỏ. Các bệnh thường gặp như viêm da tiếp xúc do dị ứng, kích ứng; nấm da, nhiễm trùng da,🔥 viêm nang lông...
Theo bác sĩ Dinh, để phòng ngừa lây nhiễm bệnh mùa mưa bão ở trẻ nhỏ, phụ huynh nên dạy trẻ rửa tay đúng cách với xà phòng và nước sạch. Tay chân có vết thương hở, trầy xước, hạn chế tối đa tiếp xúc với bùn đấꦯt, nước bẩn. Phụ huynh c𝔍ó thể rửa sạch vết thương cho bé bằng nước muối sinh lý, sát khuẩn bằng dung dịch betadine...
Không dụi mắt, đưa tay lên mũi, miệng. Tránh cho trẻ dùng chung khăn, gối, chậu rửa mặt với người khác. Khăn mặt cần được giặt sạch bằng xà phòng, nước sạch, phơi ngoài nắng hàng ngày. Tránh cho trẻ bơi lặn ở vùngꦗ nước ngập lụt. Trẻ 🐷cần rửa mắt, mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,9% và hạn chế tiếp xúc với người có dấu hiệu đau mắt.
Trẻ hạn chế đến nơi đông người, cần đeo khẩu trang khi ra ng🌺oài hoặc tiếp xúc với nơi đông người. Chuẩn bị🔯 cho bé ô, áo mưa, ủng để đề phòng cơn mưa có thể tới bất chợt.
Giặt sạch và phơi khô giày dép, ủng sau khi sử dụng. Sau khi đi ngoài trời mưa về, cơ thể bé giảm nhiệt độ đột ngột nếu bị ngấm nước mưa. Phụ huynh nên lau khô người, cho bé uống một ly nước ấm, ăn một chén súp nóng. Tắm nhanh cho trẻ với nước ấm, lau k🅰hô người, vùng da kém thông thoán🌸g như nách, cổ, bẹn...
Đảm bảo sử dụng nước sạch để rửa bát đũa, dụng cụ ăn uống. Ăn chín, uống nước đun sôi, nước đóng chꦑai. Trẻ ăn đầy đủ nhóm chất gồm tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tăng cường rau xanh và trái cây... Ưu tiên thực phẩm dễ bảo quản, tránh sử dụng thực phẩm để quá lâu hoặc có dấu hiệu ôi thiu, nhiễm khuẩn.
Tránh cho trẻ ăn thực phẩm chế biến sẵn, ăn hàng quán vỉa hè,🐎 lề đường. Tăng các cữ bú cho bé 0-6 tháng tuổi để có k💝hả năng phòng chống bệnh, ưu tiên sữa mẹ. Bé lớn nên uống đủ nước, ưu tiên nước ấm.
Trẻ cần ngủ màn 🐠kể cả ban ngày, giữ ấm cơ thể về đêm. Nhiệt độ phòng nên duy trì khoảng 25-26 độ, tránh gió lùa. Có thể mặc quần áo dài khi ra ngoài vào buổi 🍎tối để bảo vệ trẻ tránh bị muỗi và côn trùng tấn công. Dùng tinh dầu đuổi muỗi, bôi kem tránh côn trùng phù hợp với làn da, lứa tuổi.
Trẻ nên ngủ khoảng 8-12 tiếng mỗi ngày tùy theo lứa tuổ🅰i. Phòng ngủ của cần đủ thoáng, ánh sáng phù hợp, độ ẩm duy trì ở khoảng 40-60%. Giữ nhà ở luôn khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát. Đóng cửa sổ khi trời mưa để ngăn muỗi, ruồi và côn trùng vào nhà. Dọn dẹp, phát quang bụi rậm, ao tù nước đọng, nuôi cá diệt loăng quăng. Làm rỗng hoặc đậy kín các thùng, bể, xô chậu chứa nước.
Trẻ tiêm chủng vaccine đủ liều, đúng lịch giúp phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Phụ huynh nên lưu ý quan tâm đến cảm xúc ﷽của để con tránh bị căng thẳng. Khuyến khích trẻ tham gia vào hoạt động thể chất, vận động, vui chơi an toàn, học tập. Nếu có bất kỳ dấu🎃 hiệu bất thường nào ở trẻ như đi ngoài phân lỏng, , mệt lừ đừ, nổi ban da, loét da, mắt sưng đỏ... phụ huynh nên đưa con đến khám.
Trịnh Mai
Độc giả gửi câu hỏi về Nhi - Sơ sinh tại đây để bác sĩ giải đáp |