🌟Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Duyên, Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sau khi tìm hiểu các thông tin về nguy cơ, dấu hiệu nhận biết bệnh lý tim mạch thì quan trọng là phải phòng bệnh. Muốn phòng bệnh tim mạch, thăm khám định kỳ rất cần thiết.
ꦏNhững người bệnh có nguy cơ thấp phải thăm khám chuyên khoa tim mạch mỗi năm một lần để xem có rối loạn gì, sau đó lập kế hoạch theo dõi.
ꦗTrường hợp đã có nguy cơ tim mạch, ví dụ những người đã lớn tuổi, tuổi mãn kinh, thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu... phải khám định kỳ 3-6 tháng một lần.
ꩵMỗi người cần có một số biện pháp tự phòng bệnh cho bệnh bản thân, gia đình. Đầu tiên cần xây dựng chế độ sinh hoạt, tập luyện và ăn uống khoa học. Với chế độ sinh hoạt, chúng ta nên có sự cân bằng giữa công việc và gia đình như cần nghỉ ngơi khi làm việc. Vì tình trạng căng thẳng để lâu sẽ gây ra những phản ứng làm cho bạn có thể rối loạn về tim mạch như bị tăng huyết áp, xơ vữa mạch.
💜Bạn có chế độ vận động thường xuyên. Nếu không có thời gian, hãy đi bộ hoặc tập một môn gì đó tối thiểu 30 phút trong ngày, có thể tập 2-3 ngày hoặc 5 ngày trong tuần. Mọi người cũng có thể biến những công việc nhà trở thành những bài tập thể dục hữu ích. Với cường độ vận động như vậy, chúng ta có thể giảm được 50% nguy cơ bị bệnh tim mạch, trong đó có bệnh mạch vành.
♏Ngoài ra, một biện pháp quan trọng để phòng các bệnh tim mạch là nên cân bằng chế độ ăn uống. Những người bệnh tim mạch hoặc có nguy cơ tim mạch nên có chế độ ăn giảm muối, giảm mỡ; tăng cường chất xơ xanh; bổ sung vitamin và omega. Riêng với phụ nữ ở tuổi bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh nên có những thăm khám sớm về nội tiết để có thể bổ sung kịp thời nếu tình trạng tình mãn kinh sớm.
🌜Mỗi người nên có cuộc sống vui vẻ, giảm bớt căng thẳng, tránh sử dụng thuốc lá, tự theo dõi nhịp tim và huyết áp tại nhà.
Thư Kỳ