Insulin được sản xuất bởi tuyến tụy, chịu trách nhiệm điều chỉnh lượng đường trong máu. Trong thời kỳ mang thai, các loại hormone khác nhau tăng cao có thể cản trở việc sản xuất insulin thích hợp. Khi tuyến tụy không sản xuất đủ lượng insulin lúc mangꦜ thai꧒ dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ. Tiểu đường thai kỳ có thể gây rủi ro cho cả mẹ và bé nếu không được quản lý và điều trị đúng cách.
Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng là "chìa khóa" để điều chỉnh đường huyết. Phụ nữ mắc tiểu đường t൲hai kỳ nên ăn xen kẽ ba bữa nhẹ giữa ba bữa chính cân bằng mỗi ngày. Ăn thường xuyên các bữa ăn chính cách xa nhau giúp tránh tăng hoặc tăng đột biến không mong muốn về lượng đường trong máu.
Để ngăn ngừa tăng đột biến đường huyết, các mẹ bầu cần tránh carbohydrate đơn giản (thường có trong các món tráng miệng và thực phẩm giàu tinh bột). Các thực phẩm loại này nên hạn chế hoặc tránh như mì ống trắng, gạo trắng, khoai tây, kẹo, bánh ngọt, nước ngọt... Thay vào đó, mẹ bầu nên chọn carbohydrate phức hợp có nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt và các loại đậuꦺ...
Mọi người cũng cần tránh thực phẩm chế biến sẵn và đóng gói (đóng hộp). Bạn hãy chọn thực phẩm toàn phần, lành mạnh hơn. Ví dụ, thay vì tiêu thụ nước ép trái cây đóng hộp có nhiều đường hãy 𒆙ăn trái cây vì có hàm lượng chất xơ cao hơn, ít đường hơn. Bác sĩ sản khoa và bác sĩ dinh dưỡng giúp xác định chế độ ăn uống tốt hơn khi mắc tiểu đường thai kỳ.
Kiểm soát đường huyết
Lượng đường trong máu cao khi 🌱mang thai là nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Do đó, việc theo dõi thường xuyên và kiểm soát đường huyết là rất quan trọng với thai phụ. Mức đường huyết ổn định mục tiêu ở người mang thai là 95 mg/dl trở xuống trước bữa ăn; 140 mg/dl hoặc ít hơn trong một giờ sau ăn; 120 mg/dl hoặc ít hơn trong hai giờ sau ăn.
Chọn insulin thay thuốc
Khi mang thai, các lựa chọn thuốc cho bệnh tiểu đường thai kỳ bị hạn chế hơn. Để thay thế, mẹ bầu có thể sử dụng insulin tiêm giúp điều chỉnh đường huyết theo hướng dẫn của bác sĩ. Insulin không qua nhau thai nên không ảnh hưởng đến thai nhi. Insulin là lựa chọn tốt nhất để ki♋ểm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.
Duy trì trọng lượng khỏe mạnh
Cân nặng khi mang thai cần được theo dõi thường xuyên vì tăng cân quá cao so với cân nặng tiêu chuẩn của thai kỳ có thể dẫn đến tiểu đường và nhiều bệnh khác. Đối với phụ nữ có chỉ số khối cơ thể (BMI) bình thường, mức tăng cân hợp lý khi mang thai là từ 11-15,75 kg. Nếu mang song thai, bạn có thể tăng câ🍎n nặng khoảng từ 16-24,3 kg.
Tập thể dục
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm lượng đường trong máu và cải thiện tình trạng kháng insulin. Phụ n🌟ữ trong thời kỳ mang thai và giai đoạn sau sinh nên tập thể dục nhịp điệu cường độ trung bình khoảng 150 phút mỗi tuần. Bạn có thể giảm xuống còn khoảng 30 phút hoạt động mỗi tuần với cường độ vừa phải, ví dụ đi bộ năm lần một tuần. Đi bộ từ 1🐻0-15 phút sau mỗi bữa ăn có thể giúp thai phụ ổn định đường huyết.
Bệnh tiểu đường thai kỳ không được điều trị hoặc điều trị kém có thể dẫn đến một ♋số biến chứng trong thai kỳ và khi sinh. Lượng đường dư thừa trong máu của mẹ sẽ truyền sang thai nhi, dẫn đến thai tăng cân quá mức. Điều này có thể làm trọng lượng lúc sinh của thai nhi lớn hơn 4 kg gây khó khăn khi sinh nở. Kích thước thai nhi lớn do bệnh tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các biến chứng khi sinh như khó sinh, phải sinh mổ, tiền sản giật, huyết áp cao, rách âm đạo và hậu môn nghiêm trọng, chảy máu nhiều...
Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau sinh, tuy nhiên, phụ nữ mắc b✱ệnh này có nguy cơ phát triển tiểu đường sau này cao hơn. Tương tự, phụ nữ bị tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn. Người bệnh tiểu đường thai kỳ nên kiểm tra tiểu đường từ 4-12 tuần sau sinh. Nếu mức độ bình thường, người bệnh nên kiểm tra mỗi 1-3 n😼ăm một lần.
Mai Cát
(Theo Very Well Health)