Niêm mạc tử cung là lớp tế bào mỏng lót trên bề mặt bên trong lòng tử cung, có vai trò quan trọng trong việc thụ thai và khả năng 🔥mang thai của phụ nữ.
Bác sĩ Nguyễn Tiến Huy, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh), cho biết lớp niêm mạc tử cung mỏng khiến phôi thai khó làm tổ hoặc có nguy cơ bong khỏi lớp niêm mạc, dẫn đến sảy thai, s🎀inh non, lưu thai. Tình trạng này khiến phôi thai không được nuôi dưỡng trong thai kỳ, dẫn đến chậm phát triển trong tử cung. Ngay cả khi thực hiện các biện pháp hỗ trợ sinh sản như thụ﷽ tinh ống nghiệm, niêm mạc mỏng cũng làm giảm tỷ lệ chuyển phôi thành công.
Độ dày của lớp tế bào này thường không ổn định mà thay đổi vào từng thời điểm khác nhau trong chu kỳ kinh. Niêm mạc tử cung mỏng nhất ngay sau khi sạch kinh (khoảng 4-6 mm). Ngoài thời điểm này, lớp tế bào sẽ tăng sinh, giúp niêm mạc tử cung dày lên đáng kể. Trường hợp trứng được thụ tinh và làm tổ, cơ thể tiết ra các hormone thúc đẩy lớp niêm mạc tiếp tục dày lên, tạo môi trường lý tưởng để phôi thai phát triển. N൲ếu trứng không được thụ tinh, lớp tế bào này tự bong ra tạo thành kinh nguyệt.
Theo bác sĩ Huy, độ dày lý t🍃ưởng của niêm mạc tử cung để thụ thai là 8-14 mm. Nếu kích thước niêm mạc dày dưới 8 mm là mỏng, ảnh hưởng khả năng thụ thai và giữ thai trong tử cung.
Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa nếu cần thiết. Một số trường hợp thay đổi thói꧒ quen, chế độ dinh ൲dưỡng cũng có thể cải thiện độ dày niêm mạc tử cung.
Tập thể dục 30 phút mỗi ngày giúp tăng lưu lượng máu đến tử cung, nhờ đó lớp niêm mạc tử cung được tái tạo và dày lên. Cách này cũng giải tỏa căng thẳng, stress, cân bằng hormone. 💜Một số hoạt động thể chất phù hợp như bơi lội, chạy bộ, đạp xe, tập yoga, đi bộ. Nếu tính chất công việc phải ngồi nhiều, mỗi giờ bạn nên đứng dậy và vận động tay chân trong 2 phút.
Ngủ đủ giấc có thể duy trì ổn định hormone trong cơ thể, trong đó có estrogen. Phụ nữ nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Để có chất lượng giấc ngủ tốt, bạn nên n❀gủ đúng giờ, tốt nhất tr🌠ước 22h và duy trì cả những ngày cuối tuần. Tránh sử dụng thiết bị điện tử trong một tiếng hoặc dùng đồ uống chứa cồn, caffeine trong 10 tiếng trước khi ngủ. Không gian ngủ đảm bảo yên tĩnh, thoải mái, ít ánh sáng. Thiền, yoga, massage trước khi ngủ cũng giúp sâu giấc hơn.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể, ngăn thiếu máu, thúc đẩy sự phát triển của lớp niêm mạc tử cung. Tránh các thức ღăn chứa nhiều chất béo chuyển hóa và thực phẩm chế biến sẵn.
Phụ nữ nên tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, chống oxy hóa, omega-3, vitamin và khoáng chất trong các loại rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi, đậu... Ăn nhiều các loại gia vị෴ như gừng, nghệ tây, quế, tỏi giúp tăng lưu lượng máu.
Bỏ uống rượu bia, caffeine và thức uống nhiều đường có thể cải thiện độ dày niêm mạc tử cung. Những đồ uống này có thể gây viêm, cản t🍌rở lưu lượng máu đến꧋ niêm mạc tử cung.
Không dùng thuốc tránh thai do các hoạt chất như progestin có tác dụng làm mỏng lớp niêm mạc tử cung khiến không thể bám vào ni꧑êm mạc và làm tổ.
Vệ sinh vùng kín đúng cách, quan hệ tình dục an toàn giảm nguy cơ mắc mộ♊t số bệnh nhiễm trùng, hạn chế nguy cơ hình thành mô sẹo dính trong lớp nội mạc tử cung. Nhờ đó, máu lưu thông tốt trong tử cung giúp lớp tế bào niêm mạc được tái tạo.
Phụ nữ nên vệ sinh vùng kín 2-3 lần mỗi ngày bằng nước sạch🌱. Không xịt rửa mạnh bên trong âm đạo khiến vi khuẩn, nấm men, bụi bẩn hoặc nước tiểu từ âm hộ lây lan. Vệ sinh nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh.
Hạn chế tắm bồn hoặc ngâm lâu trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm hoặc tạp khuẩn xâm nhập vào bên trong. Hạn chế cạo lông vùng kín, lau khô sau mỗi lần đi vệ sinh bằng giấy hoặc khăn mềm. Mặc quần thoải mái, không bó sát, ưu tiên quần có chất liệu cotton để ꧃đảm bảo thông thoáng, khô ráo. Quần lót nên giặt hàng ngày, phơi dưới nắng mặt trời.
Bổ sung vitamin E có thể tăng độ dày niêm mạc tử cung bằng cách chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, giảm tổn thương tử cung khỏi các gốc tự do. Vitamin E cũng có tác dụng chống đông máu, làm tăng lượng máu cung cấp cho tử cung, thúc đẩy sản xuất estrogen và quá trình tăng sinh tế bào niêm mạc tử cung.🌜 Sự gia tăng tưới máu tới tử cung đồng thời cũng cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự hình thành nội mạc tử cung. Dùng khoảng 400 IU vitamin E mỗi ngày có tác dụng cải thiện tình trạng niêm mạc mỏng.
Trịnh Mai