Làm thế nào để tháo lắp, vệ sinh ống thông tiểu hàng ngày, phải lưu ý gì? (Tuấn Anh, Sóc Trăng)
Trả lời:
Bệnh nhân cần sử dụng𓆉 ống thông tiểu trong thời gian dài, trước khi xuất viện, người chăm sóc sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể về cách tháo lắp, thay thế và chăm sóc ống thông tiểu cho bệnh nhân. Hướng dẫn này nhằm đảm bảo bệnh nhân và người chăm sóc có đủ kiến thức lẫn kỹ năng để thực hiện đúng cách, an toàn.
Theo đó, cần lưu ý những điểm sau:
Ống thông tiểu cần thay định kỳ, ít nhất 2-8 tuần một lần tùy theo chỉ định của bác sĩ, để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Khi thay ống, cần thực hiện đúng thao tác v💖à bảo quản thiết bị đúng cách.
Vệ sinh vùng da xung quanh ống thông hàng ngày bằng xà phòng, nước ấm. Tránh để ống thông bị uốn cong hay gấp khúc🌄. Rửa tay kỹ trước và sau khi chạm vào ống thông để hạn chế nhiễm trùng cho người bệnh.
Phải xả túi nước tiểu thường xuyên trước khi túi💫 đầy, dùng van đóng mở 🐈để nước tiểu thoát ra đều trong ngày. Tránh để quá nhiều nước tiểu tích tụ trong bàng quang bệnh nhân. Khi người bệnh di chuyển, phải khóa van để tránh nước tiểu trào ngược lại bàng quang.
Ban đêm dùng túi gom nước tiểu có kích thước lớn hơn và đặt túi gần sàn nhà hoặc t﷽rên✨ giá đỡ bên cạnh giường để chứa nước tiểu khi ngủ.
Người bệnh uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để màu nước tiểu luôn trong hoặc vàng nhạt. Bổ sung chất xơ từ trái cây tươi, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt để tránh ꦓtáo bón.
Đến bệnh viện ngay nếu sau khi có các biểu hiện như co thắt bàng quang, chảy máu trong hoặc xung quanh ống thông, sốt hoặc ớn lạnh, nhiều nước tiểu rò rỉ xung qu⛦an🎉h ống thông. Trường hợp xuất hiện vết loét da xung quanh ống thông trên xương mu, có sỏi hoặc cặn trong ống thông tiểu hay túi dẫn lưu, cũng cần đến viện.
Nếu sưng tấy niệu đạo, nước tiểu có mùi nồng, đặc hoặc có màu đục, có rất ít hoặc không có nưꦐớc tiểu chảy ra từ ống thông dù người bệnh uống đủ nước... nên đến viện để bá꧃c sĩ kiểm tra.
ThS.BS Cao Vĩnh Duy
Khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM