ꦛTrẻ em vốn hiếu động, tò mò nên thường dễ gặp các tai nạn trong khi chơi đùa, sinh hoạt như: bỏng, điện giật, đuối nước, hóc dị vật, ngộ độc thực phẩm... BS.CKI Đặng Thị Oanh, khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, hướng dẫn phụ huynh cách sơ cứu đúng cách các tai nạn thường gặp ở trẻ.
Ngã
꧙Trẻ thường ngã do chạy nhảy, xô đẩy hoặc trèo cây, leo hàng rào, cầu thang, ban công, nằm võng... Tai nạn này có thể gây tổn thương ngoài da như chảy máu, rách cơ, bầm tím... Nặng hơn, trẻ có thể bị tổn thương xương, khớp, bong gân, trật khớp, gãy xương...
ꦿNếu trẻ bị sưng, bầm hoặc bong gân, phụ huynh nên đắp khăn lạnh hoặc chườm đá khoảng 10-15 phút. Nếu trẻ có vết thương hở hoặc chảy máu, gia đình cần dùng nước muối sinh lý hoặc nước sát trùng để rửa sạch sau đó băng ép để cầm máu. Khi trẻ có dấu hiệu gãy xương và chấn thương sọ não, người lớn nên gọi cấp cứu 115 hoặc nhân viên y tế gần nhà để điều trị sớm nhất.
꧙Khi tai nạn xảy ra, người lớn nên gọi hỏi trẻ để xem còn tỉnh táo hay không. Trường hợp trẻ bị ngưng tim ngưng thở, mọi người hà hơi, thổi ngạt, ấn tim ngoài lồng ngực (CPR) để cấp cứu. Gia đình lưu ý để trẻ nằm bất động, chú ý vùng xương gãy để tránh tổn thương nặng hơn. Mọi người chú ý không di chuyển trẻ, đặc biệt những trường hợp gãy cột sống cổ, do khi di động sẽ ảnh hưởng trực tiếp tính mạng. Hãy đặt trẻ nằm thẳng, đầu hơi thấp hơn chân, nghiêng mặt về một bên để có thể nôn trớ, hoặc tránh chảy máu vào miệng, tránh ho sặc. Không cho trẻ ăn, uống.
Hóc dị vật
🎶Trẻ dưới 3 tuổi dễ bị dị vật đường tiêu hóa. Tai nạn thường xảy ra khi trẻ vừa ăn vừa cười, ăn không đúng cách; hoặc trẻ hiếu động, tò mò nên ngậm dị vật trong miệng.
൩Trẻ nuốt phải vật cứng như pin đồng hồ, đồng xu, thậm chí thực phẩm quá lớn như thạch rau câu... Trẻ cũng có thể hóc dị vật đường thở do bị sặc sữa, cháo, cơm hoặc nhét vào mũi hạt dưa, đậu phộng, hạt mãng cầu...
Khi bị hóc dị vật𝄹, trẻ đang khỏe mạnh, chạy nhảy bình thường bỗng ho sặc sụa, tím tái, khó thở. Việc xử trí dị vật phải nhanh chóng và chính xác, nếu không, trẻ có nguy cơ chết não trong vòng 3-4 phút.
💖Trường hợp trẻ còn hồng hào, khóc, la hoặc nói được, không khó thở, phụ huynh đặt trẻ ở tư thế ngồi, đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra. Nếu trẻ tím tái, khó thở, không khóc hoặc khóc yếu, người thân nên gọi cấp cứu và tiến hành thủ thuật cấp cứu.
꧅Với trẻ dưới 2 tuổi, mọi người cần thực hiện thủ thuật vỗ lưng ấn ngực. Đầu tiên, đặt trẻ nằm sấp hướng vào lòng bàn tay trái, giữ chặt đầu và cổ. Sau đó dùng gót bàn tay phải vỗ 5 cái thật mạnh vào khoảng giữa 2 bả vai trên lưng rồi lật ngửa trẻ sang tay phải.
ꦐNếu trẻ vẫn tím tái, khó thở, hãy dùng ngón tay trỏ và giữa của bàn tay trái nhấn mạnh 5 cái vào vùng 1/2 dưới xương ức. Nếu dị vật vẫn chưa rơi ra ngoài, hãy lật người trẻ lại tiếp tục vỗ lưng, luân phiên vỗ lưng và ấn ngực cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc được.
🤡Với trẻ lớn, mọi người thực hiện thủ thuật Heimlich:
Nạn nhân tỉnh | Nạn nhân hôn mê |
🥀Đứng sau lưng nạn nhân, vòng 2 tay ôm thắt lưng nạn nhân. Nắm chặt bàn tay làm thành một quả đấm đặt ở vùng thượng vị, ngay dưới chóp xương ức, phía trên rốn. 🦂Ấn 5 lần dứt khoát, theo hướng từ trước ra sau và từ dưới lên trên, mạnh và nhanh. 🌊Lặp lại 6-10 lần ấn bụng cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở hoặc trẻ khóc la được. |
🍷Để nạn nhân nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi nạn nhân. ജĐặt gót một lòng bàn tay lên vùng thượng vị, dưới chóp xương ức, dưới chỏm xương ức. ജĐặt tiếp bàn tay thứ 2 chồng lên bàn tay thứ nhất. 🐻Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên. ⛄Có thể lặp lại 6-10 lần ấn bụng, cho tới khi dị vật rơi khỏi đường thở. |
Điện giật
🥂Trẻ có nguy cơ bị điện giật do các thiết bị điện, ổ cắm điện không có dụng cụ bảo vệ. Điện giật khiến trẻ bị thương nặng, bỏng, tử vong.
꧟Khi phát hiện trẻ bị điện giật, hãy gọi cấp cứu ngay. Người sơ cứu nạn nhân cần lưu ý ngắt nguồn điện ngay lập tức, gồm ngắt cầu dao điện, rút dây điện ra khỏi ổ cắm... Nếu trẻ bị điện giật bởi nguồn điện cao thế, mọi người không đến gần, nên đứng xa ít nhất 6 m cho đến khi nguồn điện được tắt. Lý do là mọi người có thể bị luồng điện phóng vào cơ thể.
♐Ngoài ra, không sử dụng vật truyền dẫn điện như kim loại, ẩm ướt, dính nước, để tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Các dụng cụ này có thể khiến bạn bị điện giật, trở thành nạn nhân.
🍌Nạn nhân bị giật điện trên cao rất khó xử lý và nguy cơ chấn thương cao, cần có đầy đủ dụng cụ cần thiết để đưa nạn nhân xuống. Hãy gọi công ty điện lực, cứu hộ 114, 115. Không nên tự ý leo lên cứu người. Khi tách được nạn nhân ra khỏi nguồn điện, nên đặt nằm xuống nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh vào vật cứng. Không nên tập trung đông người gây khó thở cho nạn nhân.
🗹Bác sĩ Oanh khuyến cáo đa số trường hợp tai nạn thương tích trẻ em xảy ra do sự bất cẩn, lơ là của người lớn. Để hạn chế tối đa , trước hết cha mẹ cần quan tâm, chú ý đến con, không cho trẻ chơi gần các ổ cắm điện, bóng điện; không cho trẻ chơi ở ao, hồ, sông, suối, lòng đường... và các bề mặt trơn trợt... Các ổ cắm điện phải dùng dụng cụ che chắn kỹ lưỡng. Khi trẻ ăn uống, cha mẹ cần quan sát, hướng dẫn con ăn chậm, nhai kỹ...
Chi Lê