Chia sẻ về bộ 32 cuốn sách giáo khoa lớp 1 theo chương trình giáo dục phổ thông mới, nhiều độc giả VnExpress cho rằng lượng kiến thức mới quá nặng với trẻ:
Không thể hiểu cải cách sách giáo khoa lớp 1 có lợi gì cho con trẻ, hay chỉ để tạo thêm áp lực cho các cháu? Tôi thấy con mình học mà thương: đến lớp học từ 7h tới 17h30, buổi tối hai mẹ con lại đánh vật từ 19h đến 23h vẫn chưa được đi ngủ. Cải cách kiểu gì mà gây áp lực cho trẻ thơ đến vậy? Trong khi mục tiêu kiến thức của lớp 1 chỉ là giúp trẻ biết đọc, biết viết, cộng trừ trong phạm vi hai chữ số. Mỗi năm một lần cải cách, học xong lớp 1, các cháu khéo thành🅘 thần đồng hết. Thương các con phải làm "chuột bạch" cho các chương trình cải cách luẩn quẩn bao năm nay.
Chị gái tôi có hai cậu con trai. Cậu anh học lớp 5 rất vui vẻ, thích đi học, học tốt và có phản ứng xã hội tốt, hàng ngày được vui chơi nhiều. Cậu em năm nay vào lớp 1, tối nào cũng ngồi học đến gần 23h, có mẹ kèm bê♑n mà còn khóc, kêu mệt, mẹ cáu, chán nản. Chị tôi còn định cho con nghỉ một năm để bố mẹ nghiên cứu sách mới và sang năm cho con học lại. Tôi không hiểu cải cách như vậy đã được nghiên cứu kỹ chưa, có dựa trên tâm lý, cảm xúc và nhận thức của con trẻ không? Giáo dục là để xây dựng con người, vậy mà bé tí đã bị áp lực, stress, tâm lý ức chế, sợ hãi đến lớp thì việc cải cách này liệu có hiệu quả không?
Nhà tôi đang có một bé học lớp 1. Tôi nhiều lúc muốn đầu hàng chương trình học của con. Nhiều hôm, tôi đã suy nghĩ đến việc cho con nghỉ học, đúp một năm, năm sau cho đi học lại. Như thế này là quá nặng với trẻ nhỏ. Học ngày, học khuya không kịp bài của cô. Con phải được sống với tuổi thơ củ༒a mình chứ không phải chạy theo chương trình học đường mà không đặt tâm can vào bài dạy. Mới học ba tuần mà con đã phải học hết các chữ khó như: gh, ng, kh,... và phải viết hai dòng chữ không có dấu. Đúng ra, trong ba tuần, các con chỉ dừng lại ở bài viết nét cơ bản.
Cải cách giáo dục theo tôi thấy hình như chỉ đơn giản là đem một phần ♛chương trình học của lớp trên xuống lớp dướ🧜i. Đến lớp 12 đã lôi kiến thức đại học vào. Thời tôi học không có chuyện lớp một phải đánh vần thạo hết như bây giờ, lớp 12 không học Toán số phức. Đến giờ, tôi không hiểu đào tạo số phức, đạo hàm tích phân ở lớp 12 để làm gì khi chúng ta vẫn khuyến khích phân luồng đi hướng nghiệp. Khổ cho các bậc phụ huynh thời nay.
>> Tôi hoang mang vì học sinh mầm non phải đi học ꦜthêm
Đồng tình với quan điểm trên, nhiều độc giả cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến bất cập của bộ sách giáo khoa lớp 1 cải cách:
Tôi cũng là giáo viên, tôi biết là người soạn sách không phải là người đứng lớp và cũng không hiểu về tâm sinh lý trẻ em. Họ nhầm tưởng trẻ em là người lớn thu nhỏ nên mới xảy ra việc soạn sách rườm rà khó hiểu cho trẻ em. Họ quên mục tiêu của bộ giáo dục là trẻ học xong lớp một chỉ cần biết đ𒀰ọc biết viết và làm toán cộng trừ trong phạm vi 100, phương 🧸pháp là càng dễ hiểu càng tốt.
Tôi cũng là giáo viên và thấy những người viết sách lại không phải giáo viên hoặc từng được mời đứng lớp để đánh giá nhận xét. Nhưng người được mời viết sách có thể lại dạy ở các lớp trường chuyên, lớp chọn, trình độ đặc biệt, nên họ không hiểu trình độ bình thường của học sinh ra sao? Có ai tin là học sinh lớp 10 không biết quy đồng không? Nhưng đó là sự thật với rất nhiều học sinh top ở tỉnh, vậy thì ở các tỉnh miền núi trình độ ra sao? Tôi cũng không hiểu tại sao phải cải cách cách đọc trong khi nó không ảnh hưởng gì đến quá trình học. Cách đánh vần như ngày xưa dễ hơn bây giờ vì nhận diện mặt♉ từng chữ sau đó ghép vào, giờ ghép luôn, đọc luôn.
Hồi trước nghe về ý tưởng nhiều bộ sách tôi đã không thích. Giáo dục phổ thông nên đề cao tiêu chí phổ cập, thống nhất, dễ tiếp cận... Tôi cóജ cảm giác những người viết sách luôn muốn đào tạo ra một thế hệ công dân có tri thức, có tư duy, biết phát huy năng lực bản thân... Mong muốn là hết sức tốt đẹp, nhưng các bé còn nhỏ, không nên gửi gắm nhiều kỳ vọng như thế. Lớp 1 biết đọc, biết viết, tính toán đơn giản là ổn. Còn bé nào thực sự giỏi tương lai sẽ trả lời.
Dựa trên cơ sở khoa hꦏọc nào về tư duy và nhận thức, khả năng ghi nhớ của trẻ nhỏ để đưa ra bộ sách giáo khoa như vậy hay là chỉ dựa theo cảm tính của cá nhân? Một đứa trẻ đọc thông viết thạo ngay từ khi bước chân vào lớp 1 thì các lớp sau liệu nó có thể có tư duy vượt trội ở các môn hay 🌠không? Hay cũng chỉ ở mức tư duy bình thường với khả năng đọc hiểu? Chương trình học quá nặng so với số đông thì chắc chắn là không phù hợp.
Tôi nghĩ không có chương trình giáo dục của nước nào mà lại gần như bắt buộc phụ huynh phải ngày ngày kèm con học để con có thể nhận thức được bài học trên lớp về mặt cơ bản. Ép chúng quá mức tạo tâm lý sợ sệt chán nản, không khác gì người lớn liên tục bị ép deadline thì sớm muộn cũng sẽ nhảy việc. Nhưng trẻ nhỏ lại kk♓hông có lựa chọn nào khác, chúng bắt buộc𝔉 phải học. Có thể thấy lại một chương trình cải cách thất bại nữa.
>> 'Trẻ 4 tuổi chưa biết chữ bị cho là chậm p༺há🧜t triển'
Trong khi đó, số khác lại có cái nhìn trái chiều khi chỉ ra những điểm tích cực từ bộ sách giáo khoa lớp 1 mới:
Tôi có con đang học lớp 1 và biết sách giáo khoa chương trình mới không khó như nhiều người nói. Thứ nhấ🌳t, con tôi không phải đi học thêm (học thêm hay không là do cha mẹ quyết định, chứ đừng đổ lỗi cho thầy cô giáo), nhưng đến giờ cháu vẫn tiếp thu bình thường, vẫn học thuộc bảng chữ cái, vẫn tự ghép vần bình thường (mặc dù trên lớp cháu thuộc dạng non nhất - sinh thángᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ 12/2014).
Thứ hai, việc cải cách theo tôi chỉ là về nội dung, chứ cách đán🍸h vần, ghép vần vẫn là cách thức như cũ, nên ༺tôi vẫn dạy được con tôi bình thường, chứ không phải là cải cách hoàn toàn như các bạn nói.
Thứ ba, theo tôi, sách giáo khoa lớp 1 năm nay vẫn🌞 tái sử dụng được, chứ không phải dùng xong là phải vứt đi (bạn hãy thử trên tay xem một cuốn sách giáo khoa chương trình mới năm nay như thế nào?).
Thứ tư,🌄 Sách Giáo khoa không hề có chuyện đổi liên tục, lần gần nhất sách giáo khoa được thay đổi꧅ đã cách đây 16-17 năm rồi (hàng năm, người ta chỉ tái bản hoặc chỉnh lý để cập nhật một số nội dung nhỏ cho phù hợp với thực tế).
Sách cũ thì người ta chê lạc hậu, sách mới lại chê khó. Tôi thấy phụ huynh học sinh giờ đòi hỏi nhiều quá trong khi luôn nhận con mình "thông minh", không chấp nhận học kém. Tại sao ngày xưa th🌳iếu ăn, thiếu chất mà học hành thấy đơn giản, giờ các em hơn gì chúng tôi (ở trình độ cấp 1) mà toàn kêu bài khó, kêu sách khó? Trong khi lượng kiến thức tôi thấy không hề thay đổi, hết cấp 1 cũng chỉ biết đọc, viết, vài phép tính có phạm vi đܫơn giản. Tôi thắc mắc các em đã học như thế nào?
Các cháu, con bạn bè, em út tôi lên lớp 1 đã biết mặt các chữ cái vì năm cuối mẫu giáo các cháu đã được học rồi. Còn nếu bạn nói trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, vậy hóa ra mấy chục năm nay cả triệu học sinh không ai chơi? Mấy chục năm nay người ta không học chữ? Tôi thấy chương trình không có gì khó khăn đến mức "phải học đến tận khuya"? Tôi không biết nhiều bạn thấy khó khăn thế nào, nhưng thực tế các chá🐈u chỗ tôi chưa ai kêu la học cấp 1 khó cả".
>> Bạn nghĩ gì về bộ sách giáo khoa lớp 1 cải cách? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.