Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa có kiến nghị nâng tốc độ tối đa từ 80 lên 90 km/h trên cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đối với ôtô chở người đến 30 chỗ (trừ xe buýt), ôtô tải từ 3,5 tấn trở xuống. Tuy nhiên, nhiều ý kiến bày tỏ lo ngại trước đề xuất này do tuyếnꦡ cao tốc chỉ có bốn làn xe, chưa có làn khẩn cấp, mật độ phương tiện đông (7,2 triệu lượt xe trong năm qua), dễ xảy ra tai nạn (trên 2.800 sự cố, trong đó hơn 100 vụ ôtô va chạm).
Thay vì nâng tốc độ cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận lên 90 km/h, độc giả Lytvst đưa ra giải pháp khác: "Đa số cao tốc ở Việt Nam hiện nay có từ hai làn xe mỗi bên. Hiện quy định tốc độ từ 60 km/h đến 80 km/h, 60 km/h đến 𝓰100 km/h, hay từ 60 km/h đến 120 km/h cho tất cả🥃 các làn. Điều này theo tôi là rất bất hợp lý, không khoa học.
Ví dụ cao tốc có hai làn mỗ⭕i bên, nếu có hai xe chạy song song cùng với vận tốc 60 km/h, chiếm lòng đường, thì sẽ gây rất nhiều rất ức chế cho các xe phía sau có tốc độ lớn hơn mà không vượt được. Theo luật, hai xe trên không sai vì đi đúng tốc độ cho phép, nhưng lại cản trở khả năng di chuyển của nhiều xe khác.
Tôi kiến ngh𓂃ị, nếu cao tốc có chỉ có hai làn mỗi bên thì nên dành hẳn một làn trong cùng bên trái (sát dải phân cách) để dành cho những xe chạy tốc độ tối đa của cao tốc. Nếu xe nào chạy chậm hơn tốc độ đó sẽ bị phạt. Làn ngoài cùng bên phải cao tốc sẽ dành cho những xe chạy với tốc độ thấp hơn.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận hiệ꧙n quy định tốc độ từ 60-80 km/h cho cả hai làn, giờ có nâng tốc độ tối đa lên 90 km/h, thậm chí 120 km/h cũng không giải quyết được vấn đề nếu không phân định rõ tốc độ của từng làn".
Đồng quan điểm, bạn đọc Hoài Nam phân tích: "Văn hóa lái xe trên cao tốc ở Việt Nam còn rất kém, tốc độ rất tùy tiện. Tôi thấy nhiều xe tải, xe con 'rùa bò' với tốc độ 60-70 km/h ở làn trong cùng bên trái của cao tốc. Nhiều xe cần chạy đến tốc độ tối đa 100-120 km/h rất khổ sở khi phải chuyển làn liên tục để tránh né và vượt lên. Đề nghị quy định các xe chạy chậm như thế chỉ được lưu thông ở làn ngoài cùng bên phải, nhường làn trái cho xe chạy tốc độ cao, phát huy lợi ích của đường cao tốc. Tôi đi du lịch qua các cao tốc châu Âu, thấy rằng xe tải của họ luôn kiên nhẫn đi đúng làn đường bên phải với tốc độ vừa phả📖i, không bao giờ chạy sang làn kế bên".
>> 'Thu phí cao tốc TP HCM - Trung Lương 🎶có gây chồng phí?'
Ủng hộ đề xuất quy định tốc độ riêng cho từng làn đường, độc giả Bung Bu nhấn mạnh: "Tôi thấy dù có nâng t✃ốc độ lên đến 120 km/h thì cũng vẫn sẽ kẹt xe dài dài với ý thức lái xe của người Việt như hiện nay. Tôi đi cao tốc thường xuyên và suốt đoạn đường đều gặp các xe chạy chậm nhưng đi làn trái. Hai xe chạy chậm 60 km/h mà vẫn đi song song trên cao tốc 120 km/h là chuyện dễ thấy hàng ngày. Dường như người Việ♛t sợ đi làn bên phải? Cần có luật như ở Mỹ, đó là các xe chạy chậm, xe tải, container bắt buộc chạy làn phải kể tránh kẹt xe cao tốc".
"Các loại xe tải hiện nay được cho phép đi tất cả các làn trên mọi tuyến đường từ nội thị đến trên các quốc lộ và cao tốc. Đó là nguyên nhân gây ra ùn ứ và tiềm tàng nguy cơ tai nạn giao thông. Chưa kể, nó còn gây thêm lãng phí vì các loại xe tải nói chung trên thực tế đa số đi rất chậm và chiếm hết các làn đường, gây khó khăn cho các phương tiện khác khi vượt, không thể được đi nhanh như tốc độ cho phép", bạn đọc 4chqx2kg7m nói thêm.
Cũng đánh giá cao tầm quan trọng của việc ngăn phương tiện được chạy tốc độ tối thiểu trên mọi làn đường cao tốc, độc giả Lê Phong kết lại: "Chúng ta phải làm quyết liệt, quy định xe chạy chậm hơn bắt buộc đi về bên phải. Tuyên tuyền và thực hiệꦐn ngay chế tài xử phạt xe chạy chậm hơn vẫn thản nhiên💮 chạy làn trái, gây cản trở giao thông, bức xúc, mất an toàn và gây lãng phí tài nguyên quốc gia. Trong lúc đường cao tốc chưa đủ rộng thì thực hiện nghiêm quy định phân làn đường này cũng sẽ giúp đường thông thoáng hơn rất nhiều, góp phần tạo nên các tuyến huyết mạch lưu thông".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.