Theo PGS.TS.BS Lê Hoàng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản BVĐK Tâm Anh Hà Nội (IVFTA), vô sinh thứ phát do tụ dịch vết mổ lấy thai hiện nay khá phổ biến. Vết mổ cũ vì lý do nào đó liềജn không tốt, có dịch viêm hay dịch máu, chảy vào buồng tử cung làm ảnh hưởng đến quá trình làm tổ của phôi gây vô sinh. Ngay cả khi xác định làm thụ tinh ống nghiệm (IVF), việc chuyển phôi thành công (không can thiệp khác) cho những trường hợp này cũng rất hạn chế.
Bác sĩ Lê Hoàng chia sẻ về trường hợp của chị Hà (31 tuổi, Long Biên, Hà Nội) từng mất con sau một tháng sinh mổ. Sau nhiều năm không thể tiếp tục mang thai tự nhiên và ch♈ạy chữa tìm con khắp miền Bắc không có kết quả, chị Hà đặt hy vọng cuối cùng tại IVFTA. Bác sĩ xác định nguyên nhân khiến chị Hà vô sinh thứ phát là mức độ tụ dịch nhiều, kèm theo dịch chảy vào buồng tử cung ảnh hưởng đến sự làm tổ của phôi, lớp cơ còn lại tại vị trí vết mổ chỉ mỏng 3,5 mm. Bác sĩ Lê Hoàng và bác sĩ Sao Hieng đã mất 2 lần thực hiện phẫu thuật tạo hình vết mổ để nâng cao hiệu quả việc chuyển phôi I꧑VF.
Ngoài tụ dịch vết mổ, chị Hà còn gặp vấn đề niêm mạc mỏng. Chính vì vậ♎y, sau phẫu thuật, bác sĩ chỉ định theo dõi chu kỳ tự nhiên kết hợp s𒐪ử dụng thuốc để đẩy dịch vết mổ cũ ra ngoài. Ở chu kỳ 12, chị Hà được chuyển 2 phôi ngày 5 và có kết quả như mong đợi. Năm 2022, sau 7 năm không thể mang thai tự nhiên và khó khăn trong việc thực hiện IVF do có tụ dịch vết mổ, chị Hà đã được hưởng hạnh phúc ôm con trên tay bằng da bằng thịt.
Ngày nay, nhiều phụ nữ chọn phương pháp sinh mổ, chọn ngày giờ sinh sớm so với thời gian chuyển dạ ꦐvà đã gây ra những hệ lụy nhất định. Không phải ai sinh mổ cũng bị tụ dịch vết mổ, nhưng nếu không m😼ổ đẻ phụ nữ sẽ không gặp vấn đề tụ dịch vết mổ.
Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng này như: sẹo mổ quá thấp vùng cổ tử cung, sẹo mổ nhiều lần, tử cung ngả sau gập sau, thời gian chuyển dạ kéo dài, độ mở cổ tử cung, do cơ tử cung đoạn dưới mỏng,🦹 do kỹ thuật khâu của bác sĩ...
🐎Triệu chứng tụ dịch vết mổ lấy thai rất đa dạng, có thể gây đau vùng xương chậu, rong kinh, ra máu bất thường, đau đớn tron♑g chu kỳ kinh nguyệt. Một số trường hợp không có triệu chứng, chỉ tình cờ phát hiện khi siêu âm.
Tụ dịch vết mổ làm tăng nguy cơ vô sinh thứ phát và nguy cơ chuyển phôi thất bại do cơ tử cung quanh sẹo co bóp kém dẫn đến tích tụ máu cũ gây viêm nhiễm tinh trùng không xâm nhập vào buồng tử cung được. Khi điều trị hiếm muộn, có thể không chuyển phôi được hoặc chuyển phôi thất bại do dịch tạo độc tố ảnh hưởng phôi, chất nhầy cổ tử cung bị ảnh hưởng, giải phóng các🅰 yếu tố viêm gây 𒐪nên tình trạng viêm khu trú tại vùng khuyết.
"Mổ lấy thai đún♔g chỉ định là điều bình thường, nhưng nếu mổ lấy thai khi không cần thiết thì có thể là thảm họa, gây khó khăn trong lần sinh sản kế tiếp. Cái gì tự nhiên luôn ꧑là hoàn hảo nhất. Phụ nữ hãy nghĩ đến lần sinh tiếp theo, thay vì chỉ cần mẹ tròn con vuông ở kỳ sinh sản đầu tiên", PGS Lê Hoàng khuyến cáo.
Hiện tại, phương pháp chủ yếu để điều trị tụ dịch vết mổ hỗ trợ sinh sản có thể là điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật loại bỏ tụ dịch và tạo hình lại sẹo mổ cũ. Mục tiêu của điều trị này là giúp người bệnh có thể mang thai lại, cắt lọc ph𝓀ần sẹo xơ và khâu phục hồi lại sẹo.
Với cách phòng bệnh có tính♈ rộng hơn, việc tuy🤪ên truyền để hạn chế việc lựa chọn phương pháp sinh là vô cùng quan trọng. PGS Lê Hoàng cũng cảnh báo đến bà bầu về nguy cơ khi lựa chọn phương pháp sinh mổ hay chọn giờ sinh và khuyên sản phụ cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, theo PGS Lê Hoàng, việc quá lo lắng khi có chỉ định sinh mổ cũng là không cần thiết, vì dù tụ dịch vết mổ có thể dẫn đến vô sinh thứ phát, phẫu thuật tụ dịch vết mổ lấy thai nói chungღ và phẫu thuật nội soi nói riêng có thể là cứu cánh với hiệu quả lên đến 75%.
Thanh Ba