Sáng 14/12, ông Vũ Văn Hóa, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, thông tin quyết định kỷ luật được đưa ra cách đây 2 tuần dựa trên đề nghị của Hội đồng kỷ luật nhà trường. Hơn 1.000 cuốn giáo trình thu hồi (trong đó 716 cuốn nhà trư🌃ờng bán và nhiều cuốn do sinh viên tự photo) hiện vẫn lưu giữ ở khoa Trung - Nhật. "Việc xử lý tiêu hủy chúng tôi phải đợi ý kiến Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo", ông Hóa nói.
Trước đó đầu tháng 11, hình ảnh trang 36 cuốn Đọc 🐠- Viết sơ cấp 1 "Developing Chinese" - cuốn giáo trình sinh viên khoa tiếng Trung của Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội sử dụng, lan truyền rộng rãi. Trong trang sách này, hình ảnh bản đồ "đường lưỡi bò" được in to, rõ nét. Ngoài ra, trang 32 cuốn Nghe sơ cấp 1 cũng có in bản đồ này nhưng nhỏ và mờ hơn.
Bà Đào Thị Thúy Hằng, Phó chủ nhiệm khoa Trung - Nhật, cho hay những giáo trình này thuộc bộ "Developing Chinese" do một nhóm sinh viên thực tập đem từ Trung Quốc về cho khoa làm tài liệu cách đây 3-4 năm. Năm học 2019-2020, nhằm đáp ứng yêu cầu đổi m🧔ới chương trình, nhà tr💙ường đem ra cho sinh viên năm nhất "dùng thử".
Giáo trình được photo lại từ cuốn gốc và được Trung tâm phát hành sách của trường bán. Khoa chưa bao giờ đặt vấn🐓 đề bản quyền với Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh về việc đưa cuốn giáo trình vào giảng dạy do "không có kinh phí".
Khi học sinh "dùng thử" đến bài 4, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội ra quyết định lập Hội đồng lựa chọn giáo trình. Đọc đến bài 7 của giáo trình Đọc - Viết, Hội đồng phát hiện ra bản đồ "đường lưỡi bò" nên thu hồi. Khoa Trung - Nhật nhận trách nhiệm vì trong quá trình tìm hiểu giáo trình có sai sℱót và cho sinh viên dùng t꧑rước khi trường thẩm định.
Ngày 4/11, Vụ trưởng Giáo dục đại học Nguyễn Thị Kim Phụng ký công văn yêu cầu Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội khẩn trương thu hồi giáo trình, tài liệu có nội dung ản🐽h hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia. Bộ yêu cầu trường làm rõ sai phạm của các cá nhân, đơn vị có liên quan và báo cáo về Bộ trước ngày 5/2/2020.
"Đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn" do Trung Quốc ngang nhiên vạch ra, đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên 🔯bên trong "đường lưỡi bò".