Viện Chính sách Chiến lược Australia (ASPI) đầu tháng 8 công bố báo cáo đặc biệt dài 44 trang, trong đó nhận định các nước Đông Nam Á đang chuyển vai trò đảm bảo an ninh trên biển từ hải quân sang cảnh sát biển. Đây được coi là giải pháp chiến lược giúp ASEAN đối phó với tham vọng của Trung Quốc mà không gây ra xung đột quân sự trên Biển Đông, theo SCMP.
Tiến sĩ John Coyne, chủ biên báo cáo của ASPI, cho rằng việc sử dụng lực lượng dân sự như cảnh sát biển cho phép các nước ASEAN duy trì sự hiện diện và bảo vꩲệ chủ quyền trên biển, bên cạnh việc đối phó với các mối đe dọa như cướp biển, khủng bố, tội phạm có tổ chức và đánh bắt cá trái phép.
Theo báo cáo, trong 45 sự cố lớn trên Biển Đông giai đoạn 2010-2016, có ít nhất 32 vụ liên quan đến lực lượng hải cả𓆉nh hoặc tàu chấp pháp Trung Quốc. Một trong những sự kiện căng thẳng nhất là cuộc đối đầu hơn hai tháng giữa hải quân Philippines và hải giám Trung Quốc tại bãi cạn Scarborough năm 2012. Tàu hải quân Philippines sau đó rút đi để giảm căng thẳng, khiến Trung Quốc giành được quyền kiểm soát bãi cạn này cho tới nay.
Sau sự cố đó, Philippines đã trang bị thêm 14 xuồng tuần tra và hai tàu vận tải cho cảnh sát biển năm 2013, cũng như bổ sung 14 tàu cho lực lượng này trong vòng ba năm tiếp theo. Malaysia cũng tăng cường sức m🌺ạnh cho lực lượng tuꦫần tra bờ biển với 105 xuồng mới trong giai đoạn 2013-2014.
Indonesia đã tăng quy mô đội tàu cảnh sát biển t🍷ừ 9 lên 34 chiếc trước năm 2017, trong khi Việt Nam cũng trang bị thêm nhiều tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển của mình, theo tiến sĩ Coyne. Năm 2017, Việt Nam tiếp nhận tàu tuần tra xa bờ lớp Hamilton của Mỹ và bi💦ên chế vào Cảnh sát biển với tên gọi "CBS-8020" và dự kiến nhận thêm một tàu 🌸tương tự trong thời gian tới.
Zhang Mingliang, chuyên gia nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Jinan của Trung Quốc, cho rằng lực lượng cảnh sát biển của các nước ASEAN sẽ tiếp tụcꦇ phát triển, trong bối cảnh Mỹ triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để đảm bảo an ninh trên các tuyến hàng hải chiến lược và đối phó với các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc.
"Mỹ và đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia sẽ tặng nhiều tàu, trang thiết bị, đào tạo nhân lực🔯 hoặc hỗ trợ tài chính cho các nước 🐽Đông Nam Á. Việc này chắc chắn sẽ được ASEAN chào đón, vì họ xem đây là công cụ chính trị để cân bằng sức mạnh với Trung Quốc trên Biển Đông", Zhang nhận định.
Duy Sơn