AFP dẫn lời giới ꦅchức cho hay 278 n🙈gười đã thiệt mạng, trong đó có 43 cảnh sát. Phần lớn các nạn nhân ở thủ đô Cairo, nhưng bạo lực cũng đã lan rộng khiến nhiều người chết trên khắp cả nước.
Để♐ đối phó với 🀅bạo lực, chính phủ lâm thời được quân đội hậu thuẫn đã ban bố tình trạng khẩn cấp và lệnh giới nghiêm toàn quốc kéo dài một tháng, tại Cairo và 13 tỉnh khác.
Tình trạng khẩn cấp đã ♒có hiệu lực lúc 16h hôm qua theo giờ địa🐟 phương, trong đó lệnh giới nghiêm được áp dụng trong 11 tiếng mỗi ngày, kể từ 19h.
Trong một diễn biến khác, phó tổng thống Ai Cập đã từ chức. Theo Huffington Post, trong lá thư trình lên Tổng thống lâm thời Adly Mansour, ông Mohamed ElBaradei cho hay "những người hưởng lợi từ những gì xảy ra hôm nay là những người đã kêu gọi bạo lực, khủng bố và l♈à những nhóm người cực đoan nhất".
Ông ElBaradei cho rằng những cuộc đụng độ đẫm máu trong nước đáng lẽ đã được chấm dứt bằng những biện pháp hòa bình. Những mất mát về người khiến lương tâm ông bᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚị cắn rứt.
"Thật khó để t🐈ôi tiếp tục chịu trách nhiệm về những quyết định mà tôi không tán thành và những hậu quả khiến tôi lo ngại. Tôi không thể chịu trách nhiệm cho thêm một giọt máu nào rơi nữa", ông viết.
Quyết định của ông ElBaradei được đꦫưa ra sau khi lực lượng an ninh tổ chức cuộc trấn áp các trại biểu tình do lực lượng ủng hộ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi dự🐻ng lên.
Bạo lực bùng phát sau khi cựu tổng thống Mohamed Morsi bị quân đội phế truất vào hôm 3/𝐆7. Đây là hệ quả của việc hàng triệu người phản đối đổ ra đường biểu tình, kêu gọi chấm dứt một năm lãnh đạo hỗn loạn của ông. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực vẫn không thể kết thúc trước làn sóng biểu tình của những người ủng hộ đưa ông Moris trở lại cầm quyền.
Morsi trở thành nhà lãnh đạo lên nắm quyền thông qua bầu cử đầu tiên của Ai ꦜCập hồi tháng 6/2012. Tuy nhiên, ông thất bại trong việc giải quyết tình trạng bất ổn kinh tế và khiến nhiều người Ai Cập lo lắng về các biện pháp thắt chặt quy định Hồi giáo.
Anh Ngọc