🔴Người nhà cho biết cùng ngày cấp cứu (4/3), bà Anne Nguyễn (Việt kiều Australia) đi ngoài ra máu đỏ tươi 2 lần, với lượng nhiều; mệt mỏi, khó thở, tiếp xúc chậm nên được đưa đến bệnh viện.
💙Các bác sĩ tích cực hồi sức, truyền máu và dịch cho người bệnh nhằm ổn định huyết áp, đồng thời thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chảy máu.
📖BS.CKI Dương Đình Hoàn (Đơn vị Hình ảnh học can thiệp, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) cho biết qua hình ảnh CT bụng chậu, người bệnh bị chảy nhiều máu do dị dạng động - tĩnh mạch nằm ở đoạn đầu của đại tràng (manh tràng). Đây là nguyên nhân chiếm khoảng 2-4% trường hợp chảy máu tiêu hóa.
ꦦBS.CKII Thi Văn Gừng (Trưởng Đơn vị Hình ảnh học Can thiệp, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh và Điện quang can thiệp) cùng êkip vừa hồi sức, vừa can thiệp nội mạch để cầm máu. Bác sĩ đánh giá trường hợp này khá phức tạp, do người bệnh mất nhiều máu, huyết động không ổn định, cộng thêm cao tuổi và nhiều bệnh nền.
Sau 45 phút, bác sĩ nút tắc vị trí chảy máu trong đại tràng𒁏. Ba ngày sau, người bệnh hồi phục, không còn dấu hiệu đi ngoài ra máu và xuất viện.
Xuất huyết tiêu hóaꦉ là tình trạng cấp cứu thường gặp, xảy ra khi có chảy máu trong đường tiêu hóa, dẫn đến nôn ra máu hoặc đi tiêu ra máu. Người bệnh bị mất một lượng lớn máu trong thời gian ngắn khiến huyết áp tụt, lơ mơ, còn gọi là sốc do mất máu.
꧙Bác sĩ Gừng cho biết thêm, can thiệp nội mạch điều trị xuất huyết tiêu hóa cấp tính với thời gian chuẩn bị ngắn, phù hợp với cấp cứu, cho hiệu quả điều trị cao. Các bác sĩ gây tê tại chỗ ở vùng bẹn, sau đó luồn dụng cụ chuyên dụng trong lòng mạch máu tiếp cận đến vị trí chảy máu và dùng vật liệu chuyên dụng để bít tắc vị trí chảy máu.
Vĩnh Phú
* Tên bệnh nhân đã thay đổi.