𒈔BS.CKII Nguyễn Đỗ Trọng, khoa Ngoại Tim mạch - Ngoại Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khi trẻ chào đời, bác sĩ sản khoa sử dụng các dụng cụ đã vô khuẩn để kẹp và cắt dây rốn, chỉ để lại một đoạn nhỏ gọi là cuống rốn. Thông thường, phần cuống rốn sẽ khô và rụng trong vòng 7-14 ngày sau sinh. Tuy nhiên, vệ sinh sai cách có thể khiến rốn trẻ bị tổn thương, sưng đỏ, chảy dịch. Đó là những triệu chứng cảnh báo trẻ có thể mắc nhiễm trùng, viêm, u hạt rốn, thoát vị rốn, hoại tử rốn...
🌊Nhiễm trùng rốn và mô xung quanh rốn sau khi rụng có những triệu chứng điển hình như: rốn rụng kèm theo tiết dịch, sưng đỏ, chảy mủ, đôi khi chỉ rỉ dịch hoặc chảy máu nhẹ.
🔜Viêm rốn là tình trạng thường xảy ra sau khi rụng rốn ở trẻ sơ sinh. Trẻ thường gặp các triệu chứng như: vùng rốn phù nề kèm theo chảy dịch vàng, sốt, quấy khóc.
𝄹Trẻ bị u hạt rốn thì biểu hiện là một mảnh mô màu đỏ còn lại trên chân rốn sau khi rụng rốn. Nếu không được điều trị, u hạt rốn sẽ rỉ dịch, gây viêm tấy kéo dài. Phương pháp điều trị bao gồm chấm thuốc hoặc đốt điện tại phòng tiểu phẫu.
🔯Thoát vị rốn là bệnh lý mà 10-20% trẻ sơ sinh có thể gặp phải. Sau khi cuống rốn rụng, trẻ bị khiếm khuyết một phần cơ thành bụng, một phần quai ruột chui ra lỗ khuyết tạo nên một khối phồng. Khối phồng to hơn khi trẻ khóc hoặc uốn vặn và nhỏ lại khi trẻ nằm yên. Thoát vị rốn không đau, không bị vỡ, thường tự cải thiện sau 4 tuổi. Trường hợp khối thoát vị to hơn 2,5 cm và trẻ sau 2 tuổi vẫn còn khối thoát vị cần phẫu thuật.
🔯Hoại tử rốn thường xảy ra sau khi trẻ bị nhiễm trùng rốn. Triệu chứng điển hình là rốn bị chảy dịch hoặc chảy máu, vùng mô xung quanh rốn bị sưng đỏ hoặc bầm tím, dịch tiết ra ở rốn có mùi hôi khó chịu.
ꦅTrường hợp khác có thể gặp là tồn tại ống rốn - niệu hay tồn tại ống rốn - ruột. Sau rụng rốn đến một tuổi thậm chí trễ hơn, rốn trẻ ướt liên tục. Có thể là do "thông thương" của rốn với hệ niệu hay ống tiêu hóa dẫn đến nước tiểu hay dịch tiêu hóa thoát ra thường xuyên. Trẻ cần được thăm khám xử trí bởi chuyên khoa ngoại - nhi để tránh biến chứng như nhiễm trùng, áp xe hay hóa ác...
ܫTheo bác sĩ Trọng, trẻ bị bệnh lý liên quan đến rốn có thể do nhiều nguyên nhân và tình trạng nặng nhẹ khác nhau. Thông thường trẻ có thể bị rối loạn tiêu hóa, quấy khóc, bỏ bú, chướng bụng, toàn thân sưng đỏ. Nặng hơn, nhiễm trùng rốn có thể gây nhiễm trùng máu ở trẻ sơ sinh, khá hiếm gặp nhưng tỷ lệ tử vong rất cao. Ngoài ra, tình trạng cũng có thể khiến trẻ bị nhiễm uốn ván rốn không được chích ngừa.
❀Phụ huynh cần lưu ý vệ sinh rốn đúng cách cho trẻ để hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm và các bệnh lý liên quan bằng cách:
🍸Trước khi tắm rửa, vệ sinh rốn cho trẻ, phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ bằng dung dịch rửa tay nhằm hạn chế nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn; luôn giữ cuống rốn của trẻ được khô ráo, sạch sẽ; hàng ngày nên dùng miếng gạc hoặc bông y tế có thấm ít cồn sát khuẩn để vệ sinh đáy rốn cho trẻ.
📖Lưu ý khi mặc tã cho trẻ không nên để tã đè tì vào cuống rốn. Sau mỗi lần trẻ đi vệ sinh hoặc tắm thường dễ khiến rốn của trẻ bị ẩm ướt phụ huynh nên thay băng rốn cho trẻ. Các thao tác cần đảm bảo vô khuẩn, nhẹ nhàng, không nên quá siết chặt băng rốn. Bên cạnh đó, không gian sống cần sạch sẽ, không khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá. Áo quần, chăn mền, gối của trẻ luôn thay sạch hàng ngày.
🀅Một số trẻ có thể rụng rốn chậm hơn. Những trường hợp này phụ huynh không nên quá lo lắng, không nên kéo đứt dây rốn của trẻ.
💃Sau khi rụng rốn, phụ huynh nên quan sát nhận biết triệu chứng nhiễm trùng. Khi trẻ có các biểu hiện trên, nên đưa trẻ đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hoài Thương