ꦗMột tháng sau khi nhiễm Covid-19, anh Nguyễn Mạnh Tuấn (35 tuổi, TP HCM) thường xuyên xuất hiện tình trạng hụt hơi khi nói. Tình trạng này ảnh hưởng nhiều đến công việc của anh. Thỉnh thoảng, anh Tuấn cũng thấy bản thân thở dốc khi leo cầu thang bộ. Những triệu chứng này chưa từng xảy ra với anh trước đây.
♍Theo PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh - Giám đốc Trung tâm Tim Mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trường hợp như anh Tuấn không hiếm gặp. Thông thường, các triệu chứng tim mạch xảy ra 2 tuần sau khi khỏi bệnh. Người bệnh có các biểu hiện như hồi hộp, đau ngực, khó thở.
⛄"Khi cơ thể nhiễm SARS-CoV-2 sẽ gây ra hiện tượng cơn bão Cytokine dẫn đến tình trạng viêm nhiều cơ quan trong cơ thể. Từ đó, gây nên tình trạng tăng đông. Lúc này tăng đông tạo ra các cục máu nhỏ, gây tổn thương não, tim, gây nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng màng ngoài tim, cơ tim. Người mắc Covid-19 đối diện với nhiều nguy cơ: tổn thương chức năng phổi, tim, não, thần kinh...", Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh giải thích.
꧃Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh cũng lưu ý, để khắc phục các triệu chứng tim mạch hậu Covid-19, người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý, đồng thời đi khám với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Tập thở 30 phút mỗi ngày
♋PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh thông tin, việc tập thở rất quan trọng. Covid-19 gây tổn thương phổi, nếu bệnh nhân tập thở tốt, phổi cải thiện thì chức năng tim mạch cũng hồi phục.
🍃Sau khi khỏi Covid-19, bạn nên tập thở hàng ngày, lưu ý là bỏ khẩu trang khi tập. Mỗi ngày bạn có thể tập vào buổi sáng và chiều, mỗi lần 15 phút, ở nơi thông thoáng như sân thượng. Khoảng thời gian thích hợp để tập thở vào lúc 8h sáng, khi chưa có nắng gắt. Lúc tập, bạn hít sâu, thở ra từ từ, cơ hoành nâng cao tối đa, thành bụng hóp lại. Người bệnh nên tập các động tác về lồng ngực, tay. Khi cơ ngực phát triển tốt, việc tập luyện cũng dễ dàng hơn.
🏅Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh khuyên, sau khi khỏi Covid-19, bạn nên tập các bài đơn giản, như luyện tập với quả tạ nhỏ, giúp lồng ngực hồi phục dần. Sau khi khỏi bệnh, dù có đam mê thể hình, bạn cũng không nên gắng sức như trước. Thông thường, tổn thương sau nhiễm SARS-CoV-2 có thể kéo dài từ 3-6 tháng. Vì vậy, người bệnh vận động nhẹ trước, sau đó tăng dần, quan trọng là hít thở tốt.
Chế độ dinh dưỡng đúng để tăng cường hệ miễn dịch
🌱Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh cũng thông tin, thực tế có nhiều trường hợp đến thăm khám cho biết, trước đây bản thân sức khỏe tốt, thường xuyên rèn luyện thể thao hàng ngày. Tuy nhiên, sau khi khỏi Covid-19 leo cầu thang thì thở dốc, tình trạng hụt hơi xuất hiện. Theo Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh, để ổn định sức khỏe, mỗi người nên xây dựng chế độ dinh dưỡng đúng, nghỉ ngơi khoa học, không nên làm việc quá sức.
💙Người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn tăng cường rau củ quả. "Việc ăn gạo đánh bóng trắng quá cũng không tốt. Mỗi người nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, ưu tiên thực phẩm hấp luộc, tránh đồ chiên, rán. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ, có thể giúp giảm lượng cholesterol. Với protein, nên chọn thực phẩm nguồn gốc thực vật, các loại cá có dầu như cá hồi, cá thu, cá ngừ,... thịt gia cầm bỏ da", Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh cho biết.
Thăm khám để điều trị sớm, phòng biến chứng
💛Trước câu hỏi "Khi nào người mắc Covid-19 khỏi bệnh nên đi khám sức khỏe tim mạch?", PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh cho hay, rất nhiều người chưa hiểu rõ về Covid-19. Thực tế, có hàng triệu người mắc Covid-19 thì có hàng trăm người bị viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim khi khỏi bệnh. Với những trường hợp có dấu hiệu bất thường thì chúng ta nên đi khám ngay.
𒉰Cụ thể, với một bệnh nhân sau khi khỏi bệnh Covid-19, ban ngày cảm thấy sức khỏe bình thường, ban đêm khi ngủ thấy hồi hộp hơn, đau vùng ngực, nếu tình trạng này lặp lại nhiều lần thì người bệnh cũng cần đi khám.
꧋Với những người bình thường hay căng thẳng, sau điều trị Covid-19, nếu triệu chứng vẫn như trước đây thì chưa cần thăm khám. Ngược lại, nếu thấy những biểu hiện khác như mất bình tĩnh, mất ngủ cũng cần tầm soát sức khỏe để điều trị kịp thời.
🧜"Thăm khám sớm có rất nhiều lợi ích như giảm chi phí, nếu phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn đầu thì việc điều trị đơn giản, không tốn kém. Lúc này, triệu chứng bệnh mới chớm hình thành, sức đề kháng tốt, việc chữa trị cũng sẽ thuận lợi hơn", Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh thông tin.
🐟Tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, mỗi tuần có hàng trăm ca thăm khám tim mạch sau khi khỏi Covid-19. Thông thường, các bác sĩ sẽ tiến hành đo điện tim, đo huyết áp và nhịp tim tư thế (ngồi/nằm và đứng), gắn máy theo dõi nhịp tim 24 giờ (Holter ECG); siêu âm tim, chụp CT động mạch vành, đo men tim nếu có dấu hiệu của hội chứng vành cấp...
ꦡ"Việc điều trị tổn thương tim mạch sau khi mắc Covid-19 sẽ phụ thuộc vào triệu chứng gặp phải. Chẳng hạn, nếu người có nhịp tim nhanh, đau thắt ngực hoặc hội chứng vành cấp, bác sĩ có thể kê thuốc chẹn beta. Đối với tình trạng viêm màng ngoài tim, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng viêm giúp giảm sưng và viêm bao màng ngoài tim. Người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và có hướng xử trí phù hợp", Phó giáo sư Phạm Nguyễn Vinh nhấn mạnh.
Ngọc Thi