Nốt ruồi là những nốt sắc tố nhỏ trên da. Mỗi người có khoảng 10-40 nốt ruồi trên khắp cơ thể, thường lành tính. Nốt ruồi lành tính thường có đường kính dưới 5 mm, hình tròn hoặc🍌 bầu dục, bề mặt trơn láng, giới hạn rõ, thường có dạng vòm màu vàng nâu hoặc nâu. Những người có da tối màu thường có nốt ruồi sậm màu hơn người da sáng. Theo thời g💞ian, nốt ruồi lành tính có thể mờ dần và biến mất hoặc tăng kích thước nhưng rất chậm.
ThS.BS CKIཧ Phạm Trường An, khoa Da liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết nốt ruồi có nguy cơ ung thư (ác tính) thường có bờ không đều, bề mặt không trơn láng, nhiều màu sắc, kích thước trên 6 mm, dễ chảy máu, cảm giác ngứa, đóng mài, có s♓ự thay đổi nhanh về kích thước, hình dạng, màu sắc.
Với nốt ruồ♏i có nguy cơ ung thư, ngoài xem xét các dấu hiệu thương tổn, bác sĩ hỏi bệnh sử cá nhân và gia đình, chỉ định sinh thiết da để có chẩn đoán, điều trị phù hợp.
Sinh thiết da là thủ thuật giúp lấy một mảnh da với kích thước nhỏ vài mm để thực hiện xét nghiệm mô bệnh học. Có hai dạng sinh thiết th🐽ường dùng trong chuyên khoa da liễu gồm sinh thiết bấm lỗ (punch) và sinh thiết bằng dao.
Với sinh thiết bằng dao, bác sĩ dùng dao phẫu thuật để lấy một phần hoặc toàn phần vùng da bất thường. Mẫu mô sinh thiết bị loại bỏ có thể gồm một phần vùng da khỏeꦬ mạnh xung quanh nốt ruồi và có thể lấy sâu đến lớp mỡ dưới da của người bệnh.
Để thực hiện sinh thiết bấm lỗ, bác sĩ dùng dụng cụ sinh thiết da dạng bút nhỏ để bấm lấy mẫu mô da. Vết sinh thiết bấm lỗ nhỏ thường tự lành sau thời gian ngắn. Nếu vết bấm lớn thì cần kh💝âu vết thương sau khi thực hiện.
Khi nốt ruồi được chẩn đoán ung thư♔, bác sĩ chuyên khoa da liễu và bác sĩ chuyên khoa ung bướu phối hợp điều trị cho người bệnh. Phẫu thuật là phương pháp điều trị hàng đầu của ung thư da. Bác sĩ thường phẫu thuật cắt rộng để lấy hết phần tổn thương của khối u, đảm bảo bờ tổn thương không còn tế bào u trên mô bệnh học.
Trường hợp nốt ruồi có nguy cơ ung thư với kích thước nhỏ, có giới hạn r🍃õ, chưa di căn, bác sĩ có thể điều trị bằng hai phương phꩵáp chính là đốt điện và chiếu tia laser CO2.
Trước khi thực hiện thủ thuật๊, bệnh nhân được khám để loại trừ nguy cơ chảy máu nhiều, vết thương lâu lành (bệnh lý về mạch máu, đái tháo đường, suy dinh dưỡng)... Loại bỏ những đồ trang sức bằn🌜g kim loại nhằm hạn chế nguy cơ bỏng khi đốt điện.
Tùy hình dạng, kích thước của sang thương, cơ địa người bệnh, bác sĩ chọn phương pháp vô cảm là thoa hoặc tiêm tê. Sau khi hoàn thành thủ thuật đốt điện hoặc chiếu laser, việc chăm sóc vết thương tương tự như chăm sóc𝔉 vết thương sau phẫu thuật. Có thể dùng mỡ kháng sinh thoa tại chỗ, dùng kháng sinh uống nếu có nguy cơ nhiễm trùng c♔ao. Băng phủ bằng gạc ở những vùng da dễ cọ sát.
Sau điều trị , người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh n♚ắng mặt trời trong khung giờ nắng gắt, mặc quầ🎃n áo dài tay, đội mũ rộng vành, sử dụng sản phẩm chống nắng dạng thoa hoặc uống phù hợp và đúng cách.
Thư Anh
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh da liễu - thẩm mỹ da tại đây để bác sĩ giải đáp |