Ngày 11/10, ThS.BS Nguyễn Thị Ánh Ngọc, khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, cho biết người bệnh có rất ít triệu chứng và không điển hình cho bất kỳ một bệnh nào. Các kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh trước đó không ghi nhận tổn thương đáng kể 🉐để giải thích cho tình trạng của bệnh nhân.
Bác sĩ Ngọc nghi ngờ nguyên nhân có thể đến từ vùng cột sống ngực nên👍 chỉ định người bệnh chụp CT ngực. Kết quả cho thấy vôi hóa dây chằng vàng ở nhiều vị trí của cột sống ngực, chèn vào tủy sống. Đây là nguyên nhân khiến người bệnh hạn chế vận động hai chân, dáng đi bất thường. Ở vùng tủy ngực, người bệnh thường có triệu chứng rối loạn cảm giác, có thể có tê bì, yếu cơ.
Bác sĩ Ngọc giải thích dây chằng vàng là một trong số các dây chằng cột sống, nối các cung sau của xương sống lại với nhau tạo thành thành sau của ống sống. Dây chằng gây hẹp ống sống ở giai đoạn đầu thường không có biểu hiện lâm sàng. Đến giai đoạn dây chằng bị vôi hóa chèn ép nặng hơn, người bệnh cảm thấy đau tức, khó đi lại, tê c🧸hân do chèn ép tủy gây yếu chân.
Bác sĩ quyết định phẫu thuật giải ép cột sống cho người bệnh. ThS.BS Tạ Ngọc Hà, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, đánh giá ca mổ tương đối phức tạp. Với phần vôi hóa dính vào tủy sống, phẫu thuật viên cần cố định cột sống, mài các mảnh vôi hóa để giải ép dây chằng vàng. Quá trình phẫu thuật được thực hiện cẩn trọng, tránh nguy cơ rách màng cứng gây tổn thương rễ thần kinh dẫn đến yếu liệt toàn thân. Với sự hỗ trợ của kính vi phẫu phóng đại tổn thương, màn huỳnh quang tăng sáng C-arm, các bác sĩ xác định vị trí cần giải ép, thuậꦍn lợi thao tác an toàn, giảm tối đa biến chứng hậu phẫu.
Ng🌄ày đầu tiên sau mổ, người bệnh tập đi lại và vận động nhẹ nhàng. Sau ba ngày tập phục hồi chức năng, người bệnh hồi phục vận độꦉng hai chân, không còn cảm giác tê cứng.
Sau 7 ngày, sức khỏe người bệnh ổn địn🎀h, khôi phục vận động với dáng đi thẳng, cần tập phục hồi chức năng tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ và có thể bỏ áo hỗ trợ cột sống sau ba tuần.
Bác sĩ Ánh Ngọc cho biết hẹp ống sống do vôi hóa dây chằng vàng là bệnh lý không phổ biến trên thế giới, nhưng hay gặp ở khu vực Đông Á, nhất là ở Nhật Bản. Vị trí tổn thương thường gặp nhất là ở cột sống ngực thấp (T9-T12), sau đó là cột sống thắt lưng và cột sống cổ. Bệnh tiến triển chậm và là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh lý tủy ngực do tủy sống bị chèn ép từ phía sau. Bệnh thường kết hợp với các rối loạn khác của cột sống nên thường bị chẩn đoán mꦇuộn và chẩn đoán sai.
Bác sĩ khuyến cáo người bệnh có triệu chứng , hông, đùi, cẳng chân, khó kiểm soát vận động, đi lại khó khăn, rối loạn cảm giác, tê bì... cần khám kịp thời để phát hiện bệnh và đ🐷iều trị hiệu quả.
Lục Bảo