Chào đờ𝐆i năm 1972 với hội chứng Marfan hiếm gặp, chàng trai Nguyễn Đức Minh cao gầy lòng khòng, chiều dài tay chân bất cân xứng với cơ thể. Hội chứng làm gián đoạn phát triển và chức năng của nhiề♐u cơ quan, trong đó tim, mắt chàng trai bị ảnh hưởng nặng.
Bệnh tật càng làm sáng lên nghị lực và tấm lòng ấm áp của chàng trai hiền lành. Theo học tại trường khiếm thị Nguyễn Đình Chiểu, Minh có thể chơi được nhiều loại nhạc cụ như piano, trống, guitar... Tuy mắt không nhìn thấy ánh sáng, anh vẫn là thành viên hăng hái của nhiều h🅘oạt động từ thiện, các chương trình giúp đỡ cộng đồng nhiều nơi.
Những cơn đau tim hành hạ triền miên khiến tuổi đôi mươi của Minh gắn liền với Viện Tim TP HCM. Viện nằm cạnh Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP HCM, nay là Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch. Từ Viện, tò mò về "nơi có xác người cho bác sĩ và sinh viên h𝕴ọc tập nghiên cứu" trong lời kể của mọi người, chàng trai ngỏ ý xin được tham quan. Nguyện vọ☂ng này của Minh cố giáo sư Nguyễn Quang Quyền, khi ấy là chủ nhiệm Bộ môn Giải phẫu học ở cả hai nơi là Đại học Y dược TP HCM và Trung tâm Đào tạo Bồi dưỡng Cán bộ Y tế TP HCM, chấp thuận.
Tận tay sờ từng bồn thi thể và nghe kể về những điều "kỳ diệu" mà xác giúp được cho đời, chàng trai xúc động bày tỏ tâm nguyện được hiến xác trước sự ngạc nhiên của mọi người. Khi ấy là tháng 3/1996. Với lý lẽ "người ta chết mà còn làm được điều tốt với cuộc đời, mình từ lúc ra đời đến giờ chưa làm đಌược điều gì cho xã hội nên nếu mất đi mà vẫn có cơ hội thì phải thực hiện", chàng trai đã kiên nhẫn thuyết phục gia đình. Đại học Y dược TP HCM khi ấy đông sinh viên, nhu cầu nghiên cứu học tập lớn nên chàng trai nộp hồ sơ đăng ký tại đây.
Vài tháng sau, ca mổ tim không thể níu giữ mạng sống với đời, chàng trai được thực hiện "hành động chưa từng có" theo đúng lời trăn trối trước khi mất. Ngày 31/7/1996, thi thể của Đức Minh được đưa về Đại học Y dược TP HCM, trở thành người đầu tiên hiến xác tại Việt Nam. "Nghĩa cử chấn động" này đã gây tiếng vang khắp cả nước, là khởi điểm làm bừng dậy phong trào hiến xác cho khoa học. Từ đây, nhiều người đã đến xin🌃 viếng thi hài Nguyễn Đức Minh rồi bày tỏ ý nguyện hiến xác. Gia đình chàng trai cũng đã nhận được nhiều thư💖 từ chia sẻ, tri ân đầy cảm động từ những người xa lạ cả nước.
20 năm trôi qua, câu chuyện của chàng trai mù hiến xác đầu tiên cho y học vẫn nguyên xúc động qua hồi tưởng của thầy Nguyễn Gia Ninh thuộc bộ môn Giải phẫu học Đại học Y dược TP HCM. Gắn bó với bộ môn 34 năm, ông chứng kiến nhiều câu chuyện cảm động nghẹn ngào của những người đến đăng ký hiến xác. Nguyễn Đức Minh là trường hợp đầu tiên hiến xác cho y học nhưng lá đơn đăng ký đầu tiên lại là từ một cụ ông ngoài 70 tuổi vào năm 1994. Là họa sĩ khắc đồng sinh sống tại Thủ Đức, từng vào sinh ra tử tham gia hai cuộc kháng chiến, ông gửi đơn xin "hiến toàn bộ 💟thân xác sau khi lâm chung".
"Trước ca hiến xác đầu tiên vào năm 1996, cả trường chỉ có chừng vài chục thi thể. Xác khi đó chủ yếu là những trường hợp tử vong vô thừa nhận tại bệnh viện, lưu giữ một thời gian vẫn không tìm được thân nhân đến mang về", ông Nin🌳h nhớ lại.
Do không chủ động được nguồn xác hiến nên tình hình thiếu thi thể để sinh viên y khoa, bác sĩ tại TP HCM học tập, nghiên cứu diễn ra rất trầm trọng trong suốt thời gian dài. Mỗi thi thể đều được sử dụng để học đi học lại trong nhiều năm. Năm 1988, cố giáo sư Nguyễn Quang Quyền khôi phục lại lễ Macchabée nhằm tri ân những người hiến xác. Lễ diễn ra hàng năm ở cả 2 nơi ông làm chủ 😼nhiệm bộ môn. Dưới sự điều hành của vị bác sĩ nhiều tâm huyết, ngành giải phẫu học bắt đầu bước vào "thời kỳ vàng son" với ca hiến xác đầu tiên và hà🌼ng loạt lá thư tình nguyện hiến thi thể từ nhiều nơi gửi về sau đó.
Dần dần, số lư⛦ợng đăng ký tăng lên đáng kể. Trường tiếp nhận có chọn lọc hơn, đủ để đáp ứng mỗi năm khoảng 50 xác cho việc học tập nghiên cứu. Xác sau khi hoàn thành nhiệm vụ phục vụ khoa học sẽ được gửi về nhà an táng theo yêu cầu gia đình hoặc mang đi hỏa táng, gửi tro cốt cho thân nhân hay thờ tại trường.
Không dừng hẳn cuộc đời khi đã nh💯ắm mắt xuôi tay, sự sống vẫn tiếp tục được thắp lên từ chính những con người đã dũng cảm hiến thân cho khoa học.
Lê Phương