Chia sẻ về phản ứng của châu Âu trước đại dịch Covid-19, độc giả Khoa Hoa dẫn chứng thái độ chủ quan của chính người dân tại các quốc gia này:
"Khi người Vũ Hán, Trung Quốc bị cách ly, khủng hoảng toàn diện, gần 800 triệu dân hạn chế đi lại, làm việc.Lúc đó các nước châu Âu không xem đấy là bài học. Đến cuối tuần trước, em gái tôi, người Việt, đang sống bên Anh vẫn bao biện rằng Covid-19 chỉ là bệnh cúm, nằm vài ngày là khỏe. Em ấy vẫn đi học, đi làm bình thường. Khi bố mẹ yêu cầu mua vé về gấp và xin phép nghỉ làm, em vẫn thờ ơ, còn nói rằng bố mẹ đang là💞m quá vấn đề. Em gá🅠i còn hủy kết bạn tôi vì sợ lây "tư tưởng hoảng sợ" của người Việt. Chỉ ba ngày sau, Italy đóng cửa đất nước, Tây Ban Nha khủng hoảng, Mỹ tuyên bố khẩn cấp thì người châu Âu mới rục rịch chống đỡ".
Ở một khía cạnh khác, bạn đọc Vương Nhân Đại Đế chỉ ra điểm bất lợi lớn nhất của châu Âu trong việc chống dịch Covid-19 chính là ở quy mô y tế vốn được xem là phát triển của họ:
"Đây là cái giá phải trả cho nền y tế quá tiến bộ. Nghe có gượng gạo nhưng đó là sự thật. Ví dụ, vào một đợt đại hạn nào đó, lương thực thiếu trầm trọng. Lúc đó những vùng quê sẽ có đủ lúa bắp, đất đai và xe cày máy cuốc, còn những thành phố lớn sẽ cạn kiệt. Điều đó không nói lên rằng thành phố tệ hơn vùng quê, nhưng nó cho thấy lợi thế của từng điều ki꧟ện nhất định. Nhưng chốt lại, thành phố vẫn là nơi phát triển, quy mô, hiện đại, tập trung mọi tinh hoa và nhiều người ưa sống hơn vùng quê.
Ở châu Âu, châu Mỹ, mỗi người dân đều có ý thức tự bảo vệ sức khoẻ rất rất tốt, chỉ đến khi bệnh nặng mới vô viện nằm. Vì thế bên này bệnh viện thường vắng vẻ, quy mô bệnh viện thường không lớn. Họ có thể chữa trị🥃 những trường hợp thường xảy ra như tai nạn hay bệnh tật rất rất tốt. Nhưng khi gặp những đại dịch kiểu vĩ mô như hiện nay, họ mất lợi thế vì quy mô y tế không được luôn duy trì ở mức vĩ mô như các nước đang phát triển, nơi các bệnh viện luôn chật cứng và họ đã quen với việc quản lý số đông.
Vậy nên, những lúc như thế này, các nước Âu - Mỹ chỉ tập trung vào chặn dịch൩ từ đầu. Nhưng khi đã lọt dịch thì họ chỉ còn trông chờ vào sự đề kháng của dân, những người đã biết tự rèn luyện bản thân từ trước, ai chưa có được sự chuẩn bị hoặc đã già yếu thì rất bất lợi. Kể cả cách chống dịch của họ cũng khác biệt. 1.000 người bệnh sẽ mang khẩu trang để tránh ảnh hưởng cho 10 triệu người khoẻ, còn hơn là 10 triệu người khoẻ rần rần đi mua khẩu trang chỉ vì ý thức kém của 1.000 người bệnh. Nhưng hàng chục hằng trăm triệu người không phải ai cũng có đủ kiến thức và ý thức".
Tái khẳng định cái giá quá đắt mà châu Âu đang phải gánh chịu vì sự chủ quan chống dịch, độc giả Nguyen Duy Truong nhấn mạnh:
"Khi mà Trung Quốc đã phong tỏa 60 triệu dân, Việt Nam và Hàn Quốc đã cho 💦cách ly cả một tỉnh, một khu phố, 99% người dân đã sẵn sàng cho một trận chiến ♍khốc liệt thì ở bên kia bán cầu, nơi mà luôn tự hào về nền văn minh và trình độ phát triển, cuộc sống vẫn ung dung diễn ra. Trên các sân vận động khắp châu Âu, hàng trăm nghìn người vẫn vào sân hò hét, cổ vũ.
Và như một hậu quả tất yếu, Trung Quốc hiện tại đã phải đóng cửa bớt bệnh viện vì hết bệnh nhân. Còn ở Việt Nam, số bệnh nhân mắc mới chỉ tính bằng hai chữ số, thì ở Italy, các b💙ác sĩ đã phải đưa ra sự lựa chọn bệnh nhân. Các nước còn lại như Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha lúc này mới hoảng hốt cách ly, khoanh vùng... thì dường như đã muộn".
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.