Theo nghiên cứu của Đại học♋ Y Federico II (Italy), người mắc bệnh ung thư vú khôn🌠g ăn đủ lượng trái cây và rau quả cùng với lượng chất béo dư thừa trong chế độ ăn uống. Điều này cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa các nhóm thực phẩm này với sự phát triển của bệnh.
Các nhà nghiên chỉ ra, chế độ ăn Địa Trung Hải có thể giảm sự xuất hiện của ung thư vú ở phụ nữ tiền mãn kinh. Chế độ ăn kiêng này góp phần ngăn ngừa sự xuất hiện và tái phát của ung thư vú; có lợi cho người có nguy cơ phát triển ung thư vú. Các thực phẩm nên ăn gồm rau, trܫái cây, các loại ngũ cốc, đậu, trứng, thịt gia cầm, hải sản, các loại hạt, thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và phytoestrogen, thực phẩm ít chất béo.
Hạt và trứng là nguồn protein lành mạnh mà cơ thể cần để tạo năng lượng. Thực phẩm chứa nhiều vitamin D giúp giảm nguy cơ ung thư vú. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ và chất chống o🌳xy hóa cung cấp năng lượng đầy đủ cho cơ thể, đồng thời đào thải chất cặn bã. Đ🐓iều này hỗ trợ làm sạch chất có hại và các chất góp phần vào sự phát triển của bệnh ung thư vú.
Các loại loại hạt và rau có đặc tính chống viêm, giúp chống lại ung thư vú vì viêm cũng góp phần vào sự phát triển bệnh. Sử dụng các loại gia vị thảo mộc cũng được khuyến khích trong chế độ ăn. Những sản phẩm này t꧟hường có đặc tính chống viêm và tăng thêm hương vị cho bữa ăn mà không sử dụng muối, đường hoặc các loại 🎀gia vị không lành mạnh khác.
Thực phẩm nên tránh gồm rượu, đồ nướng, thực phẩm đã qua xử lý như ngâm chua, hun khói; thịt đỏ. Uống rượu có thể làm tăng mức độ estrogen và các kích thích tố khác có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú. Ngoài ra, các món nướng và thực phẩm được xử lý, ngâm chua và hun khói có chứa nhiều chất bảo quản và các chất có khả năng làm hỏng DNA trong cơ thể. Tổn thương DNA góp phần làm tăng nguy cơ phát triển ung thư và các bệnh mạn tính khác.
Nghiên cứu khác của Đại học Nghiên cứu PSL (Pháp) cũng cho thấy, chế độ ăn uống lành mạnh, ít chất béo có hiệu quả hơn trong việc cải thiện và tăng tỷ lệ sống sót của người mắc bệnh ung thư vú. Các nhà nghiên cứu cũng khuyến nghị, bệnh nhân ung thư vú nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ do hàm lượng chất béo cao. C🌠ác dạng thịt khác như thịt gia cầm và hải sản được khuyến khích, nhất là theo chế độ ăn Địa Trung Hải.
Các nhà nghiên cứu thuộc hệ thống Bệnh viện Johns Hopkins (Mỹ) khuyên rằng, chế độ ăn kiêng dành cho bệnh nhân ung thư vú nên tập trung nhi🌳ều vào trái cây, rau, đậu, hạt và các sản phẩm thực phẩm có nguồn gốc thực vật khác từ chế độ ăn Địa Trung Hải, đ🌃ồng thời ăn ít chất béo từ các sản phẩm sữa và thịt. Lượng chất béo ăn vào hàng ngày nên ít hơn 30% lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Chế độ ăn kiêng ung thư vú này có thể thực hiện trong thời gian ngắn hoặc dài hạn, nhưng có lợi hơn nếu áp dụng trong thời gian dài vì không gây hại. Chế độ ăn kiêng dành cho người ung thư vú kể trên tương đối dễ thực hiện vì tập trung vào tiêu thụ nhiều trái cây và ra🎃u quả, không có tác dụng phụ tiêu cực. Tuy nhiên, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ khi áp dụng để phù hợp với tình trạng bệnh.
Mai Cat
(Theo Very Well Health)