Tôi bị tiểu đường và huyết áp cao lâu năm (chỉ số độ lọc cầu thận là 10, huyết áp 170/90 mmHg). Với tình trạng bệnh lý này, tôi cần ăn uống, tập luyện thế nào, tập môn gì và cường độ ra sao? (Minh Trang, Hải Dương)
Trả lời:
Bệnh thận mạn cóꦇ 5 giai đoạn, giai đoạn 5 là giai đoạn cuối của bệnh thận mạn tính cần được theo dõi, chăm sóc, điều trị các biến chứng của bệnh nhằm hạn chế phải điều trị thay thế thận càng lâu càng tốt.
Ngoài việc thăm khám và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cho người suy thận cũng cần được đặt lên hàng đầu, góp phần l൲ớn vào thành công của việc điề🌟u trị. Người bệnh cần điều chỉnh lại chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, tránh để thận phải làm việc quá sức.
Nhu cầu năng lượng cho người suy thận là 25-35 kcal/kg cân nặng mỗi ngày tùy theo tuổi, giới tính, mức độ hoạt động thể lực, thành phần cơ thể, giai đoạn bệnh và các bệnh đồng mắc hoặc tình trạng bệnh cấp tính đang có. Người bệnh cần ki🤡ểm soát lượng protein, chất béo, kali, hạn chế natri, phosphat. Tuy nhiên, phải đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, thiết yếu cho cơ thể như bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Lượng protein không nạp vào quá nhiều cũng không quá ít, nếu nhiều sẽ gây chất thải tích tụ trong máu và thận làm hại thận. Ngược lại ăn quá ít có nguy cơ suy dinh dưỡng. Tránh thịt đỏ, hải sản, da, nội tạng động vậ🔴t, đồng thời, cần chú ý nạp nhiều thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để bảo vệ tế bào và hỗ trợ sửa chữa các tổn thương, đảm bảo cân bằng điện giải, ít toan, đủ canxi, ít phosphat.
Hạn chế lượng muối ăn vào giúp kiểm soát tốt huyết áp, duy trì chức năng thận lâu hơn. Hàm lượng natri lý tưởng là dưới 2 g một ngày. Người bệnh cần hạn chế thức ăn giàu phospho như các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, phô mai, thịt đông lạnh, soda, các thức uống có gas, nước tăng lực, rượu bia... Chú ý lượng nước uống vào bằng lượn🉐g nước thải ra trong vòng 24 giờ cộng thêm 300-500 ml.
Bên cạnh đó, khi bị suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu bị suy giảm, dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu. Điều này gây yếu cơ, rối loạn nhịp tim, thậm chí là ngưng tim. Nhu cầu bổ sung kali của ♑người chạy thận là dưới 2 g mỗi ngày, nên kiêng các loại rau quả nhiều kali như những loại trái cây khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống... Khi ăn rau nên luộc, bỏ nước luộc, chỉ ăn rau sẽ ♍giảm lượng kali đưa vào.
Song song đó, người bệnh suy thận cần vận động mỗi ngày. Theo Tổ chức phòng chống Bệnh thận tại Mỹ, tập thể dục giúp hạ huyết áp🍷, giảm lượng cholesterol, giữ trọng lượng cơ thể cân đối và cải thiện giấc ngủ. Việc tập thể dục cũng làm tăng lượng máu và khối lượng hồng cầu ở những người bệnh phải thẩm tách máu khi chạy thận. Các môn thể tha♍o phù hợp là đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe, aerobic..., nên tập từ 20-30 phút một ngày, 3-5 lần một tuần.
Tuy nhiên, khi gặp các triệu chứng như: đau ngực, hụt hơi, mệt mỏi, chuột rút, buồn nôn, nhịp tim đập không đều𓆉 hoặc đập nhanh, choáng váng, chóng mặt... nên ngưng tập. Để hạn chế rủi ro sức khỏe, bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Ngoài chế độ ăn uống và tập luyện, bạn cần kiểm soát huyết áp vì tăng huyết áp là ng🎃uyên nhân khiến bệnh suy thận chuyển biến nặng hơn. Tránh tự ý dùng thuốc không t൩heo chỉ định của bác sĩ, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu cũng như chỉ số khối cơ thể (BMI) ở mức hợp lý.
BS.CKII Nguyễn Thị Thanh Thùy
Trung tâm Tiết niệu - Thận học, BVĐK Tâm Anh TP HCM