BS.CKII Bùi Quang Thạch, khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết, men gan bản chất là các enzyme có trong tế bào gan, là chất xúc tác cho các quá trình chuyển hóa để phục vụ các hoạt động sống của cơ t༺hể. Một số bệnh gan như viêm gan do virus, tổn thương gan do thuốc, tắc mật... có tổn thương dẫn đến phá huỷ tế bào gan, một lượng lớn enzym này được giải phóng khỏi tế bào và tăng cao trong máu, có khi tăng gấp nhiều lần bình thường. Do đó, nồng độ men gan được thu nhận thông qua các xét nghiệm máu.
Để đánh giá chức năng gan, bác sĩ thường dựa vào chỉ số của 4 loại men gan bao gồm: AST (còn gọi là SGOT), ALT (còn gọi là SGPT), GGT, ALP. Trong đó, các chỉ số ALT và AST thường được sử dụng để đánh giá tình trạng tổn thương của𝄹 tế bào gan.
Câu 2: Tình trạng men gan tăng không chỉ cảnh báo gan bị tổn thương?