Tại hội nghị khí hậu 6 năm trước ở Paris, gần như tất cả quốc gia cuối cùng đã nhất trí giảm "sớm nhất có thể" lượng khí nhà kính mà họ thải vào bầu khí quyển. Tuy nhiên, lãnh đạo các nước đều biết rằng ✨cam kết của họ không đủ để ngăn thảm họa ꧃khí hậu toàn cầu và cần được cập nhật sau đó.
Đây là lý do họ có mặt tại Glassgow, Anh hồi đầu tuần này và cũng là lý do John Kerry, người phụ trách vấn đề khí hậu của chính quyền Joe Biden, gọi COP26 là "hy vọng tốt nhất cuối cùng"♌ để thế giới ꦜcùng nhau hành động.
Vậy thế giới đang làm thế nào với cơ hội cuối này? Giới quan sát ch💞o rằng có một số câu hỏi lớn sẽ định đoạt kết quả COP26.
Đầu tiên là nhiệt độ Trái Đất sẽ tăng thêm bao nhiêu độ. Nhiệt độ toàn cầu đã tăng 1,1 độ C so với thời tiền c🐬ông nghiệp. Một thập kỷ trước, thế giới đang trên đà tăng 4 độ C vào cuối thế kỷ này, điềuꩵ có thể dẫn đến thảm họa khí hậu toàn cầu.
Nhưng trong 10 năm qua, phát thải khí nhà kính 🐓đã giảm ở nhiều quốc gia, trong đó ဣcó Mỹ, giúp dự báo về mức tăng nhiệt độ cuối thế kỷ này dự kiến ở 3 độ C.
"Đã có một sự thay đổi thực sự trong thập kỷ qua", Niklas Hohne, nhà khí hậu học Đứꦉc, nói. "Bạn có thể nói tiến bộ quá chậm và chưa đủ. Tôi đồng ý với điều đó﷽. Nhưng chúng ta đang thấy những bước tiến thực sự".
Lý do cho phần lớn thay đổi này là công nghệ. Một thập kỷ trước, p⛎in năng lượng mặt trời và turbine gió quá đắt để sử dụng đại trà, nhưng chi phí đã giảm nhanh hơn nhiều so với dự đoán. Khi các giải pháp năng lượng sạch trở nên rẻ hơn và áp lực chính trị tăng, các quốc gia bắt đầu loại bỏ than đá, nguồn phát thải chính.
Năm 2015, xe điện hầu như chưa xuất hiện ở Mỹ, nhưng ngày nay, 💃ngành công nghiệp ôtô nước này lại đang đặt cược tương lai vào nó.
Dù vậy, các nhà 🦂khoa học cho rằng quỹ đạo giảm phát thải hiện tại chưa đủ để ăn mừng. Cơ quan khoa học khí hậu của Liên Hợp Quốc gần đây cảnh báo 🍌nếu nhiệt độ toàn cầu nóng lên ở mức 2-3 độ C, các tảng băng ở Greenland và Tây Nam Cực, với lượng nước đủ khiến mực nước biển toàn cầu tăng thêm 12 m, sẽ không ngừng tan chảy trong hàng nghìn năm cho đến khi biến mất hoàn toàn. Điều này sẽ khiến nhiều thành phố ven biển trên thế giới dần bị nhấn chìm.
Để tránh kịch bản này, Fred Pearce tại Yale Environment 360 cho rằng các lãnh🍌 đạo thế giới cần phải đưa ra những hành động quyết liệt hơn, tham vọng hơn, nhằm cắt giảm lượng phát thải vào năm 2030.
Nếu các nước thực hiện các cam kết cắt giảm khí thải như hiện nay, thế giới vẫn có thể nóng thêm khoảng 2,7 độ C vào năm 2100, vượt qua lằn ranh 2 độ C được ghi trong thỏ🍒a thuận khí hậu Paris, Hohne nói.
Liệu ngoại giao có thể giải quyết được vấn đề khí hậu là câu hỏi 💛quan trọng tiếp theo khi COP26 đang diễn ra.
Trong một bài viết trên Foreign Affairs tháng trước, nhà kinh tế học William Nordhaus cho rằng một số quốc gia trốn tránh trách nhiệm bảo vệ khí hậu khi cái giá 🌜phải trả, đặc biệt là lợi nhuận bị mất d🦩o từ bỏ nhiên liệu hóa thạch, là rất lớn.
Nhóm G20, gồm Liên minh châu Âu (EU) và 19 quốc gia khác, nắm giữ phần lớn sản lượng kinh tế thế giới nhưng cũng chiếm khoảng 80% lượng phát thải toàn cầu hàng năm. Nhiều quốc gia thu nhập thấp nói rằng hành độn🔯g của họ sẽ phụ thuộc vào những nước gi♓àu hơn.
Nhiều lãnh đạo thế giới mong muốn thấy vai trò tiên phong của Mỹ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bằng những cam kết mạnh mẽ hơn tại COP26. Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa có công cụ hiệu quả để hiện thực hóa các cam kết của mình, khi điều khoản chống bi꧒ến đổi khí hậu trị giá 555 tỷ USD của ông đang vấp phải trở ng🌄ại từ quốc hội.
Hỗ trợ tài chính cũng là một yếu tố quan trọng khác. Năm 2009, các nước giàu cam kết hỗ trợ 100 tỷ USD mỗi năm để g꧙iúp nước nghèo chống biến đổi khí hậu, nhưng lời hứa chưa được thực hiện. Các nhà ngoại giao Đức và Canada tuần trước tin rằng mục tiêu này có thể đạt được vào năm 2023.
Nhưng sau một thập kỷ không được thực hiện, mục tiêu này có thể đã lỗi thời. "100 tỷ USD mỗi năm giờ không đủ để giải quyết những thiệt hại cho khí hậu mang lại, chứ đừng nói đến việc loại bỏ nhiên liệu hóa thạch khỏi hệ thống năng lượng của các nước nghèo", Somini Sengupta, biên tập viên của Times, nói.
Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu càng trở nên phức tạp hơn khi một số quốc gia đang phát triển trở thành những bên phát thải lớn nhất. Trung Quốc hiện là nước phát thải lớn nhất thế giới, vượt qua Mỹ vào 🧸năm 2006. Vị trí thứ ba và t♏hứ tư thuộc về EU và Ấn Độ.
Trung Quốc và Ấn Độ đã bị chỉ trích vì không đưa ra cam kết lớn hơn trước thềm COP26. Trung Quốc chỉ hứa hẹn rằng mức phát thải hàng năm sẽ đạt đỉnh trước 2030, trong khi Ấn Độ tranh luận rằng họ vẫn là nước nghèo hơn trong số các nước phát thải lớn và cần🍒 thêm thời g🦂ian phát triển.
"Các lãnh đạo Trung Quốc và Ấn Độ cho rằng khi Mỹ và cá🎐c nước khác trong quá trình thoát nghèo, họ không phải lo lắng về loại năng lượng mình sử dụng", David Leonhardt, biên tập viên của Times, viết. Nhưng "nếu Trung Quốc đối xử với Trái Đất như cách Anh đã làm trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, mọi người sẽ bị ảnh hưởng".
Sau hiệp định ꦉkhí hậu Paris 2015, cả thế giới hướng tới mục tiêu giữ lượng khí thải ở mức 53 tỷ tấn vào năm 2030. Nhưng để giữ cho nhiệt độ Trái Đất không vượt quá mốc 1,5 độ C, các nước cần phải cắt giảm lượng khí thải xuống còn 25 tỷ tấn.
Với các tính toán đó, nhân loại sẽ phải cắt giảm 28 tỷ tấn khí thải trong thập kỷ mang tính định đoạt này. Nhưng với những cam kết hiệ💟n nay, thế giới chỉ có thể giảm được 4 tỷ tấn, theo tổ chức theo dõi ⛦khí hậu Climate Action Tracker.
"Cuộc chiến chống biến đổi khí hậu có thành công hay không phụ thuộc vào việc chúng ta nhìn thẳng vào các câu hỏi trên để có câu trả lời thích hợp, hoặc bọc đường lên thực tế phũ phàng", Ed Miliband, bình luận viên của Guardian,ꦬ nhận định. "Để có cơ hội ngăn chặn thảm họa khí🐎 hậu toàn cầu, chúng ta phải chọn đối mặt với thực tế".
Thanh Tâm (Theo NY Times)