Biểu tình rầm rộ phản đối tăng giá điện đang nổ ra khắp Tây Ban Nha. Người dân Hy Lạp yêu cầu chính phủ tăng bảo trợ xã hội khi các mỏ than đóng cửa. Những cuộc biểu tình mới liên tiếp bùng lên ở các 🌸vù💎ng nông thôn Pháp và những thị trấn nhỏ vì giá xăng dầu tăng vọt.
Khi các lãnh đạo thế giới tập trung dự hội nghị COP26 của Liên Hợp Quốc ở Glasgow, Scotland, để giải quyết cuộc khủng ꦗhoảng biến đổi khí hậu, mối quan tâm đang dồn về một trong những rủi ro lớn nhất liên quan đến việc khử cacbon trên hành tinh: Đảm bảo gánh nặng chi phí của quá trình chuyển đổi xanh không dồn xuống người nghèo và gây ra phản ứng dữ dội từ công chúng.
Mối lo lắng này đặc biệt nghiêm trọng ở châu ༒Âu, nơi các nhà hoạch định chính sách đang cảnh báo về khả năng xảy ra bất ổn xã hội và nguy cơ người dân quay lưng với chính phủ nếu gánh nặng từ nỗ lực giảm dần sử dụng nhiên liệu hóa thạch giá rẻ trở nên quá áp lực với các hộ gia đình nghèo và thu nhập trung bình.
"Chuyển đổi hành động khí hậu vẫn là một rủi ro đối với tất cả các nước, bởi nó sẽ rất tốn kém, tốn kém hơn nhiều so với dự kiến", Bộ tr🌃ưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết trong một cuộc phỏng vấn gần đây. "Nếu không thận trọng, chúng ta có nguy cơ phải đối mặt với một phong trào biểu tình 'áo vàng' mới bùng phát khắp mọi nơi ở châu Âu".
Phong trào biểu tình này, đặt tên theo loại áo bảo hộ màu vàng mà người Pháp thường mang theo trong xe, nổ ra vào giữa tháng 11/2018. Ban đầu các cuộc biểu tình nhằm ph🦄ản đối kế hoạch tăng thuế xăng dầu 🅰của chính phủ, nhưng sau đó mở rộng sang chỉ trích Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đồng thời bày tỏ tức giận về mặt bằng thuế và chi phí sinh hoạt cao.
Phong trào biểu tình lớn nhất 5 thập kỷ của Pháp đã hằn sâu vào tâm trí nhiều lãnh đạo châu Âu khi họ hướng tới các chính sách nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát💫 thải ròng bằng không vào năm 2050.
Phát thải𝔍 ròng bằng không nghĩa là cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt, có thể thông qua chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và năng lượng tái tạo. Lượng khí thải còn lại cũng phải được rừng và đại dương hấp thụ.
Tính cấp thiết của việc🐼 ngăn tâm lý tức giận, bất mãn đó cho thấy thách thức mà gần như tất cả các nước công nghiệp phát triển phải đối mặt tại hội nghị ở Glasgow.
Các cuộc biểu tình "áo và꧂ng" đã làm bật lên nguy cơ chính phủ các nước phát triển mất đi ủng hộ chính trị từ người dân khi họ phải đối mặt với chi phí tăng cao chỉ để phục vụ cho các như cầu bình thư꧟ờng như lái xe, sưởi ấm hay vận hành thiết bị.
"Người dân phải nghĩ tới hóa đơn cuối tháng trước khi tính tới ngày tận thế", Guy Ryder, tổng giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế trực thuộc Liên Hợp Quốc, bình luận. "Nếu các chính phủ không tính đến những tác động tới thị trường lao động, chi✱ phí xã hội và quan niệm về công bằng khi xem xét chính sách chuyển đổi năng lượng, không ít người sẽ rút lại ủng hộ hành động về biến đổi khí hậu".
Mỹ hôm 28/10🅠 đã có hành động lớn nhất mà nước này từng thực hiện nhằm giải quyết vấn đ♈ề biến đổi khí hậu, khi dành 555 tỷ USD trong dự luật chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Joe Biden, để khuyến khích sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời và năng lượng hạt nhân. Tuy nhiên, dự luật này chưa được quốc hội Mỹ thông qua.
Châu Âu cũng đã🌱 đặt ra kế hoạch đầy tham vọng để từ bỏ nhiên liệu hóa thạch trong 9 năm tới, đi kèm các 🐎chính sách nhằm đảm bảo cái gọi là "quá trình chuyển đổi công bằng" cho những thành phần dễ bị tổn thương, vì nỗ lực nhằm đáp ứng các mục tiêu khí hậu trong tương lai có thể ảnh hưởng tới sinh kế và cuộc sống hàng triệu người.
Nhưng việc giá năng lượng tăng cao đã làm phức tạp thêm những mục tiêu quan trọng của châu Âu, khiến các chính phủ phải chật vật tìm cách bù đắp tác động lên các hộ gia đình, khi nỗi bức xไúc ngày một dâng cao.
Châu Âu vẫn chủ yếu dựa vào khí đốt tự nhiên để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, dù đang đẩy nhanh tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng xanh. Điều này khiến họ dễ 𝕴bị tác động bởi tình trạng giá cả biến động do đà phục hồi toàn cầu sau đại dịch và gây ra chia rẽ giữa các quốc gia coi cuộc khủng hoảng Covid-19 là lý do để trì hoãn, hoặc tăng tốc, quá trình chuyển đổi năng lượng xanh.
Tại Tây Ban Nha, chính phủ đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp nhằm chuyển lợi nhuận từ các công ty điện lực sang hỗ🌼 trợ người tiêu dùng sau khi người biểu tình ở một số thành phố kéo đến đập phá văn phòng các công ty điện và hàng nghìn hộ gia đình nghèo bị cắt điện vì không trả nổi hóa đơn.
Thủ tướng Italy Mario Draghi đã công bố gói 3 tỷ euro (gần 3,5 tỷ USD) n▨hằm tạo ra "tác động xã hội mạnh mẽ" lên các hộ gia đình nghèo và doanh nghiệp nhỏ.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đang duy trì chính sách trợ cấp tiền điện trong mùa đông và trả 100 euro (khoảng 116 US🦹D) mỗi tháng cho những người thu nhập thấp sau khi các cuộc biểu tình nhỏ nổ ra gần đây ở miền trung nước này, trung tâm của phong trào "áo vàng".
Ở Hy Lạp, chính phủ đang cố gắng xoa dịu cơn giận dữ trong công chúng bằng cách chuyển số tiền thu được từ kế h✨oạch bán hạn mức carbon của đất nước sang trợ cấp năng lượng cho các hộ gia đình, đồng thời đảm bảo rằng khoản tiề💖n này đến từ một công cụ chống biến đổi khí hậu.
"Chúng ta sẽ cần những cơ chế kiểu 💜này để đảm bảo người nghèo không phải trả giá", Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Bởi nếu điều đó xảy ra, nó sẽ kích động một làn sóng chống lại quá trình chuyển đổi xanh và làm suy yếu toàn bộ nỗ lực".
Ngay cả trước cuộc khủng hoảng năng lượng gần đây, một số chính phủ đã cảnh báo người dân châu Âu có thể chưa sẵn sàng chấp nhận những hy sinh cần thiết cho một tương lai không carbon. Ngoài "nỗi đau" trong ngắn hạn là hóa đơn điện tăng, người nghèo còn đối mặt những thách thức dài hạn từ quá trình thay đổi cơ bản nền kinh tế toàn cầu🌠 khi xa rời nhiên liệu hóa thạch.
Một thay đổi trong phương thức sản xuất hàng hóa, dịch vụ sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu lao động trong các lĩnh vực. Chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm phát thải carbon, nhưng ôtô điện cần ít phụ tùng hღơn và chỉ riêng ở Pháp, có tới 120.000 việc là♛m trong ngành xe hơi có thể sẽ biến mất.
Tổ chức Lao động Quốc tế ước tính khoảng 24 triệu việc làm mới liên quan đến nền kinh tế xanh có thể được tạo ra vào năm 2030, nhưng rủi ro đặt ra là người lao động không kịp trang bị các kỹ 🌞năng cần thiết để đáp ứng với sự thay đổi đó, Patr🅷ick Artus, chuyên gia kinh tế tại Ngân hàng Natixis, trụ sở ở Paris, nhận định.
Các nước ký🅘 kết Hiệp định Khí hậu Paris năm 2015 đã cam kết hướng đến cái gọi🧸 là những chính sách chuyển đổi công bằng trong kế hoạch chống biến đổi khí hậu của mình nhằm đảm bảo lợi ích cho những người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi quá trình này.
Châu Âu đã chi 75 tỷ euro (gần 87 tỷ 🅠USD) cho kế hoạch của mình, cung cấp những hỗ trợ cụ thể nhằm giúp các chính phủ giảm bớt tác động kinh tế và xã hộౠi ở những khu vực bị ảnh hưởng mạnh.
Dòng tiền đã chảy sang các nước như Hy Lạp, quốc gia đang thúc đẩy quá trình đóng cửa các mỏ than trong nỗ lực hướng đến một nền kinh tế xanh. Việc đóng cửa các mỏ than ảnh hưởng tới hơn 8.000 lao động trong ngành khai thác mỏ. Để nhận được ủng hộ từ người dân, chính phủ Hy Lạp đang đề xuất các chương trình đào tạo nghề và tái định cư cho người lao động, đồng thời tìm kiếm những khoản đầu tư cho nông nghiệp trung hòa carbon, trang trại năng lượng mặt trời hay du lịch bền vững nhằm mở ra cơ hội việc làm 👍mới.
Tuy nhiên, làm thế nào để trang trải cho quá trình chuyển đổi năng lượng và ai sẽ gánh vác ♏chi phí cho những người dễ bị tổn thương nhất sẽ vẫn là một trong những thách thức lớn nhất trong nhiều thập kỷ tới. Tuần trước, các quốc gia giàu có cam kết huy động 100 tỷ USD mỗi năm giúp những nước nghèo giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu - sau khi cam kết này được đưa vào Hiệp định Paris năm 2015.
Liên minh châu Âu (EU⛦) đặt mục tiêu huy động tiền trực tiếp từ thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu xan൲h trị giá 250 tỷ euro (gần 290 tỷ USD) để giúp các quốc gia thành viên tài trợ cho những nỗ lực bù đắp này. Các nhà đàm phán tại COP26 cũng sẽ phải đối mặt với một vấn đề hóc búa là định giá carbon như thế nào cho những bên gây ô nhiễm chính.
Lucas Chancel, phụ trách cơ quan nghiên cứu về bất bình đẳng thế giới tại Paris, Pháp, cho rằng không sớm t𓃲hì muộn, các chính phủ vẫn phải giải quyết tình trạng bất bình đẳng xã hội và kinh tế phát sinh từ quá trình chuyển đổi năng lượng.
"Để trả lời câu hỏi ai sẽ trả phí của quá trình chuyển đổi, bạn cần xác định ai là người góp phần nhiều nhất cho vấn đề", ông nói. Nghiên cứu cho nhóm người giàu nhất thế giớ♐i, chiếm 10% dân số Trái Đất, đã thải ra gần 50% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2019, trong khi một nửa dân số nghèo nhất toàn cầu chịu trách nhiệm cho 12% số đó.
"Chuyển đổi xanh khó thành hiện thực nếu không có quá trình phân phối lại tài sản quy mô lớn", Channel đánh giá. "Nếu chúng ta không phân phối lại tài sản cho các nhóm t🎀hu nhập thấp và trung bình, quá trình chuyển đổi sẽ không thành công".
Vũ Hoàng (Theo NY Times)