Đêm 20/9/1985, các tay súng thuộc Tổ chức Giải phóng Hồi giáo (ILO) trung thành với nhóm phiến quân Hezbollah bắt cóc 4 nhà ngoại giao Liên Xô ở thủ đô Beirut của Lebanon. Để giải quyết cuộc khủng hoảng, Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB), cơ quan tình báo nổi tiếng thời Liên Xô, đã áp dụng chiến thuật đối phó mạnh tay chưa từng có, buộc nhóm khủng bố phải thả hết con tin sau thời gian rất ngắn, theo War is Boring.
ILO dọa hành quyết từng nhà ngoại giao Liên Xô một nếu Moscow khô꧑ng gây áp lực buộc dân quân thân Syria ngừng pháo kích khu vực phía bắc thành phố cảng Tripoli của Lebanon, vốn nằm trong tay phiến quân cực đoan thân Iran.
Ban 🍨đầu, Liên Xô mở một số kênh đàm phán với nhóm ILO với hy vọng các nhà ngoại giao sẽ đꦫược trả tự do an toàn. Nhưng mọi thứ thay đổi khi ILO hành quyết con tin đầu tiên chỉ hai ngày sau khi đưa ra yêu sách.
Đó là lúc lãnh đạo Liên Xô từ bỏ chính sách đàm phán và đưa KGB vào cuộc. KGB bắt đầu điều tra về tổ chức khủng bố đứng 💦sau vụ♍ bắt cóc và phát hiện ra đây là một nhóm thân Hezbollah.
Đội đặc nhiệm Alfa của KGB được đưa tới Lebanon và thi hành chính sách "không đàm phán với khủng bố", thực hiện những hành động "ăn miếng trả ꦇmiếng" quyết liệt nhất để buộc ILO phải thả con tin.
Bài huấn luyện bắn vào người thật của đặc༒ nhiệm Alfa Nga
Hoạt động thực tế của nhóm Alfa tại Lebanon vẫn còn gây tranh cãi. Theo một nguồn tin, KGB đã tận dụng mạng lưới điệp viên dày đặc tại Trung Đông để xác định gia đình của những kẻ bắt con tin. Các sĩ quan Alfa sau đó bắt cóc một người thân của kẻ đứng đầu ILO, cắt tai người này và gửi tới cho ông ta. Nguồn tin khác kh📖ẳng định nhóm Alfa bắt anh trai của một kẻ bắt cóc, sau đó gửi hai ngón tay về gia đình qua đường bưu điện.
"Câu chuyện được kể nhiều nhất là nhóm Alfa bắt khoảng 12 người Shiite, trong đó có người thân của lãnh đạo Hezbollah. Đặc nhiệm KGB hành quyết một người trong số đó, nhét bộ phận sinh dục của nạn nhân vào miệng rồi gửi thi thể tới tổng hành dinh Hezbollah. Họ gửi kèm bức thư đe dọa số phận tương tự với 11 người còn lại, nếu các nhà ngoại giao Liên Xô không được thả", nhà s𝓀ử học Matthew Levitt cho biết.
Dù các câu chuyện có nhiều chi tiết khác nhau, kết quả vẫn chỉ có một. Việc ba con tin được thả nhanh chóng sau khi nhóm đặc nhiệm Alfa xuất hiệ🥀n tại Lebanon là điều mà các lực lượng giải cứu con tin tinh nhuệ của🅠 Mỹ cũng chưa từng làm được.
Chính sách đối phó khủng bố để giải cứu con tin của đặc nhiệm KGB trong chiến ♈dịch này gây tiếng vang và sức răn đe đến mức không có nhà ngoại giao Liên Xô và Nga nào bị các nhóm khủng bố bắt cóc cho tới năm 2006.
Lực lượng đặc nhiệm Alfa được th🌼ành lập từ năm 1974, ngày nay có tên chính thức là "Cục A thuộc Trung tâm Đặc nhiệm FSB", là đơn vị chống khủng bố tinh nhuệ trực thuộc KGB trước đây và Cơ quan An ninh Liên bang Nga (F🍒SB) từ năm 1995.
Nhiệm vụ chính của Alfa là ngăn ⛦ngừa và phản ứng trước các hành động bạo lực tại khu vực công cộng, cũng như tác chiến bí mật trong lãnh thổ Nga và nước ngoài. Cơ cấu tổ chức của Alfa không được công bố, nhưng đơn vị này được cho là nhận mệnh 🦂lệnh trực tiếp từ các lãnh đạo cao nhất của Nga.
Tử Quỳnh