Giữa tiết học Văn online lớp 10 chiều 7/9, tiếng nhạc xập xình từ micro của một thành viên khiến tiết học gián đoạn. Nhận ra sự xuất hiện của một số "học sinh" lạ, cô giáo Thu phải dừng tiết học để nhắc nhở trong nhóm chat của lớp. Cô giáo vừa thoát ra, một người liền bật chế độ chia sẻ màn hình, phát video TikTok, khiến cả lớp phải tắt và lập phòng học mới.
"Học sinh lạ" trên thực ra là thành viêꦰn trong một group chuyên phá lớp học trực tuyến. Trước đó, một học sinh đã chia sẻ đường link lên nhóm, rủ những người khác vào "cho vui", nhưng không tiết lộ địa điểm diễn ra lớp học.
Tình trạng mời người lạ vào phòng học từng diễn ra nhiều lần khi các tr♍ường học tổ chức học o꧋nline từ năm 2020. Tuy nhiên, mỗi khi vào đợt học mới, tình trạng này lại rộ lên.
Hàng loạt hội nhóm "phá đám" được hồi sinh hoặc lập mới. Có nhóm thu hút hơn 10 nghìn thành viên, phần lớn là học sinh nhỏ tuổi. Từ sáng 6/9, khi nhiều trường học trong cả nước bắt đầu tổ chức học trực tuyến, hàng 💮chục bài viết đã xuất hiện trên những hội nhóm này.
Tại đây, nhiều học sinh sử dụng tài khoản ảo, chia sẻ đường link Google Meet, hoặc ID và mật khẩu phòng học Zoom, thậm chí còn hướng dẫn cách đặt tên chuẩn đ🃏ể được duyệt v🔯ào lớp.
Theo các chuyên gia, tình trạng này diễn ra một phần do cách quản lý lớp học còn lỏng lẻo, đặc biệt với giáo viên lớn tuổi vốn ít am hiểu về công🅠 nghệ. Ngoài ra, cách thức hoạt động của các ứng dụng như Zoom, Meet được đánh giá là đơn giản, dễ sử dụng, nhưng cũng vô tình lại tạo điều kiện cho người lạ vào lớp học. Chỉ cần đường link phòng học, mật khẩu và đặt tên đúng quy ước, "người lạ" có thể khiến giáo viên tưởng là học sinh và duyệt cho vào.
Để ngăn chặn tình trạng "phá lớp", thành viên các hội nhóm trên mạng xã hội kêu gọi nhau lập danh sách những người phát tán tài khoản lớp học để gửi nhà trường có liên quan xử lý. Một số ý kiến cho rằng✱ cần báo cáo để Facebook xóa các nhóm chia sẻ trái phép lớp học online. Nhiều nhóm trong số này đã tồn tại từ năm 2020.
Ông Lại Tuấn Cường, đại diện đơn vị phân phối Zoom tại Việt Nam cho biết, có hai cách để hạn chế tình trạng này. "Nếu có ngân sách, lớp học có thể sử dụng giải pháp Zoom Webinar - khi đó chỉ những người có trong danh sách mới có thể vào lớp và cũng không t🃏hể tự ý bật/tắt micro, chia sẻ màn hình. Còn nếu sử dụng Zoom Meeting, phương án tốt nhất là bật chế độ phòng chờ, yêu cầu các học sinh để tên theo định nhất định, ví dụ tên kèm số thứ tự, ảnh đại diện. Giáo viên cần kiểm duyệt kỹ từ 🅷phòng chờ, không để những người có tên lạ, không phải học sinh vào lớp học", ông Cường nói.
Ngoài ra, khi tạo phòng Zoom, các giáo viên nên tắt chế độ "ID cuộc họp cá nhân", để hệ thống tự sinh ID và mật khẩu cho mỗi lớp học khác nhau. Tဣhực tế trong quá trình triển khai, ông C𓆉ường cho biết có nhiều nơi sử dụng bản Pro, nhưng người tổ chức không thay đổi ID và mật khẩu. Những thông tin này bị chia sẻ ra bên ngoài, khiến nhiều "người lạ" vào quấy phá.
Zoom, Google Meets là hai💧 ứng dụng học trực tuyến được tải về nhiều nhất tại Việt Nam. Thống kê trên hai kho ứng dụng iOS và Android trong một tuần trở lại đây, các ứng dụng này liên tục ở vị trí top đầu.
Lưu Quý