Theo đề xuất của Sở Giao thông Vận tải TP HCM trong đề án thu phí sử dụng tạm thời lòng đường ở Sài Gòn, tùy khu vực mức phí thuê lòng đường và vỉa hè mỗi m2 để giữ xe là 50.000-350.000 đồng một tháng. Giá thuê 20.000-100.000 đồng mỗi m2 cho hoạt động kinh doanh. Đại diện đơn vị cũng cho biết đã tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia, cũng như học hỏi mô hình quản lý vỉa hè, lòng đường của nhiều thành phố lớn tr♍ong và ngoài nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc.
Phản biện chủ trương cho thuê vỉa hè ở Sài Gòn, độc giả Don Huynh cho rằng: "Đề xuất cho thuê vỉa hè theo tôi không ổn. Kinh doanh trên vỉa hè tất sẽ có người dừng xe mua hàng, vậy họ đậu xe ở đâu? Đậu lòng đường sẽ gây kẹt xe, còn leo lên vỉa hè thì lối nào cho người đi bộ? Đó là chưa nói đến người thuê vỉa hè cũng chưa chắc đã 🧔không lấn chiếm thêm. Việt Nam nên tiến đến đô thị văn minh, sạch đẹp, đường thông, hè thoáng. Muốn vậy, chúng ta cần đưa mọi hoạt động kinh🎉 doanh, buôn bán trên hè phố vào trong nhà, hoặc đến nơi quy định.
Ngày nay, người ta khuyến khích giao thông công cộng. Mà để người dân tham gia giao thông công cộng thì rất cần hè phố phải thoáng để họ đi bộ đến trạm xe buýt, về nhà, mua sắm... Cho thuê vỉa hè không thể nào quản lý cho gọn gàng triệt để được, sẽ phát sinh lấn chi𝕴ếm vô tội vạ, tràn lan, xô bồ... Ở các nước phát triển không ai làm vậy".
Đồng quan điểm, bạn đọc Huynh Vinh phân tích: "Lòng đường để phương tiện tham gia giao thông, vỉa hè là để cho người đi bộ, vậy cho thuê vỉa hè rồi thì không lẽ người đi bộ phải đi xuống lòng đường? Lỡ có phương tiện tham gia giao thông va quệt vào người đi🌜 𝓰bộ thì ai đúng, ai sai? Ai chịu trách nhiệm trong trường hợp này? Giờ nói cho thuê để lấy kinh phí duy tu đường bộ, vậy không lẽ trước giờ đường bộ không có phí duy tu? Nếu cho thuê vỉa hè thì nên sửa luôn luật là người đi bộ tham gia giao thông ở đâu trên đoạn đường này?
"Tôi thấy có rất nhiều con đường mà hàng quán bày chiếm hết vỉa hè, người đi bộ phải đi xuống lòng đường. Trong khi đó, bản thân lòng đường cũng nhỏ hẹp luôn, một chiều chỉ đủ rộng cho hai chiếc xe máy, nếu có một chiếc xe hơi chạy quá thì xe máy khỏi chạy song song được. Chưa kể, có nhà xây thụt v😼ào chừa khoảng sân đúng quy cách, có nhà vẫn chưa sửa lại và vẫn chiếm lề đường, giờ lại cho thuê vỉa hè nữa thì sẽ như thế nào?
Nước người ta cho thuê lòng đường là vì hệ thống lề đường, cầu vượt và tàu điện ngầm... đều hoàn chỉnh, người dân vẫn đi bộ được, thậm chí đó là những con đường được liệt vào phố đi bộ, phố ẩm thực. Còn các thành phố lớn của Việt Nam chưa làm được vậy mà cho thuê lòng đường thì chỉ thêm hỗn loạn", độc giả Amy nói thêm.
>> 'Quy hoạch và cho thuê khả thi hơn dẹp vỉa hè'
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, bạn đọc Sai Gon ủng hộ phương án cho thuê vỉa hè có điều kiện: "Thử hỏi có mấy người đi bộ trên vỉa hè để đi làm hằng ngày? Hay họ toàn ngồi ôtô và xe máy từ nhà đến công ty? Người đi bộ chủ yếu là học sinh, người về hưu, người lao động phổ thông và người dùng xe buýt. Thế nên, có thể cho thuê vỉa hè, nhưng cũng tùy vào mỗi con đường, độ rộng hẹp của lề đường. Như vỉa hè rộng 3 mét trở lên thì có thể cắt một nửa để cho thuê. Còn những đường có vỉa hè hẹp thì không nên cho thuê, ai vi phạm phải bị xử phạt ngay".
Đó cũng là suy nghĩ của độc giả Co Nuong Doan: "Chỉ nên cho thuê vỉa hè ở những nơi có lề đường to rộng và yêu cầu phải chừa 2-3 mét cho người đi bộ. Ví dụ đường Cách Mạng Tháng Tám sau khi giải phỏng mặt bằng có lề đường quá rộng hoàn toàn có thể cho thuê, vừa giúp phát triển kinh tế mà người đi bộ vẫn có đủ chỗ để đi. Còn đường nào có vỉa hè quá hẹp thì tuyệt đối không.
Chúng ta không cần so sánh với các nước phương Tây bởi mỗi quốc gia có một nét văn hóa riêng. Quan trọng nhất là làm༺ sao giữ được nét văn hóa đặc trưng của mình mà vẫn đảm ♕bảo quyền lợi các bên".
Lạc quan về chủ trương cho thuê vỉa hè, bạn đọc Apology kết lại: "Nên cho thuê vỉa hè để kinh doanh, buôn bán nhưng phải có giới hạn, 🔥phân định thật rõ ràng phạm vi được phép. Phải đảm bảo người đi bộ, người khuyết tật, trẻ 💯em đi học vẫn có lối để đi lại trên vỉa hè. Việc bố trí phải đồng bộ, đảm bảo cả mỹ quan đô thị.
Xét cho cùng, ai cũng cần mưu sinh, góp phần ổn định xã hội. Thực tế là có người giàu, người nghèo. Nhưng không vì sự ích kỷ mà chiếm hết không gian công cộng, biến thành của riêng mình được. Còn để dẹp vỉa hè hoàn toàn như Nhật Bản cũng là một vấn đề rất khó vì trình độ dân trí ꦍvà khả năng thu nhập của người Việt vẫn còn thấ𒁏p. Ngoài ra, luật không có tính ràng buộc chung mà chỉ tùy thuộc vào từng sự việc cụ thể".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.