Trái với cảnh vỉa hè thông thoáng trong giai đoạn tổng kiểm tra, xử lý vi phạm trật tự đô thị (1-31/3), hiện nhiều đoạn vỉa hè Hà Nội lại bị tái lấn chiếm cả ngày lẫn đêm.
Đánh giá về tình lấn chiếm vỉa hè tại Hà Nội, độc giả Bquangminh cho rằng: "Là người con sinh ra và lớn lên trong lòng phố cổ Hà Nội, tôi thật đau lòng khi nhớ lại hình ảnh vỉa hè thời còn bé khi lũ trẻ bọn tôi ngày ấy tha hồ chơi ù, chơi ném xèng, chơi ô ăn quan hay đánh bi, đánh đáo... Một phần vì dân số phát triển quá nhanh và hạ tầng đô thị không theo kịp, nhưng một😼 phần là do ý thức con người.
Nhiều bạn bảo lấn chiếm vỉa hè ở Hà Nội đã có từ lâu nhưng tôi khẳng định thời xưa không ai được lấn chiếm vỉa hè - trừ những dịp đặc biệt như Tết Nguyên đán có ông đồ ngồi viết câu đối ở Hàng Bồ hay bán hoa ở chợ Hàng Lược. Nhìn những cảnh hà🎶ng quán lấn chiếm bán hàng ngày nay, tôi tin là chỉ có số ít là người sống ở đó từ xưa, mà đa số là người nơi khác đến kinh doanh nên không thể lấy lý do mưu sinh 🐬cho người dân tại chỗ được".
Đồng quan điểm, bạn đọc Bacuong nhận định không thể thông cảm cho hành vi lấn chiếm vỉa hè dưới cái mác "mưu sinh": "Ngoài một phần chính sách và biện pháp của nhà nước để quản lý và mở rộng vỉa hè thì chính những người dân, người tiêu dùng cũng nên thay đổi thói quen mua sắm, hay ăn uống của chính mình. Ví dụ những gánh hàng rong bán đồ ăn sáng hay bán hoa quả, hàng rong trên vỉa hè đúng giờ đi làm sẽ khiến đường ùn ứ, tắc nghẽn, gây nguy hiể💖m cho ꦍngười tham gia giao thông.
Trường hợp các quán ăn sáng bày bàn ghế ra vỉa hè cũng xuất phát 🔜từ chính thói quen thích ngồi vỉa hè của khách. Nhiều quán dù đông khách nhưng lại không mạnh tay đầu tư, cải tạo mặt bằng rộng hơn để có chỗ ngồi trong nhà cho du khách mà cứ tận dụng triệt để vỉa hè để kinh doanh".
>> Mối tình 'son sắt' hàng rong, vỉa hè và xe máy
Làm gì để xử lý triệt để tình trạng lấn chiếm vỉa hè? Độc giả Lê Hải Ly nêu quan điểm: "Chẳng riêng gì Hà Nội mà khắp nơi trên đất nước ta đều như vậy. Người dân cứ nghiễm nhiên coi vỉa hè là phần đất nhà mặt phố và tự cho mình quyền để mọi thứ lên đó, kể cả đỗ xe trên lòng đường trước mặt tiền nhà. Có lẽ đã đến lúc phải phát động, tuyên truyền, thực hiện một quy định thật cụ thể để cấm tái diễn tình trạng trên. Cần nghiêm khắc, cứ♔ng rắn với tất cả các hành vi: bày bán, chiếm dụng, đỗ xe, trông xe... trên vỉa hè; yêu cầu các hộ kinh doanh chỉ được bán trong nhà, kể cả ăn uống và cứ lấn chiếm là xử phạt, tịch thu thì mới tạo thói quen, ý thức và nâng cao hiểu biết pháp luật cho họ."
Xóa bỏ nền kinh tế vỉa hè để trả lại không gian cho người đi bộ, đó là quan điểm của bạn đọc Bạch Dương: "Với một lượng lớn ôtô, xe máy trên đường như hiện giờ, thử hỏi chỗ nào chứa hết được? Như bên Nhật Bản, vỉa hè của họ cũng không rộng, lượng xe rất nhiều nhưng họ quy hoạch tất cả các công trình, nhà dân đều có chỗ để xe sẵn cả rồi. Còn ở ta lấy đâu ra chỗ, đặc biệt các khu trung tâm thành phố. Chưa kể nền kinh tế vỉa hè đã ăn sâu vào tiềm thức người🌊 dân, nên chờ đợi người ta không lấn chiếm vỉa hè là điều quá khó. Có lẽ phương án qu🦋y hoạch và đánh thuế sẽ khả thi hơn là cứ có chiến dịch dẹp vỉa hè nhất thời rồi lại đâu vào đấy".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.