Bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt khuyến cáo chế độ ăn mặn gây nhiều tác hại cho cơ thể, có thể gây nên bệnh tăng huyết áp, suy 𝔍tim, suy thận, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não... Nghiên cứu cho thấy người Việt Nam thuộc nhóm ăn mặn gấp 3-4 lần so với nhu cầu, điều này xuất phát từ thói quen đuợc hình thành từ nhỏ.
Để phòng tránh các căn bệnh nguy hiểm trên, bác sĩ khuyên tất cả mọi người cần thay đổi thói queღn ăn uống giảm muối trong khẩu phần. Đặc biệt cha mẹ, ông bà cần nâng cao ý thức hình thành thói quen tốt từ nhỏ cho con cháu. Hạn chế muối ngay từ khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, kéo dài trong suốt quá trình các em lớn lên. Như thế sẽ giúp chúng phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Trong thời gian đầu tập ăn dặm, hãy cho trẻ làm quen với thức ăn có vị gần giống sữa mẹ như bột sữa, khoai tây nghiền với sữa, trái cây nạo không cần nêm muối. Sau đó cho bé làm quen dần với các món ăn khác có thịt, cá, rau củ... Người nấu ăn cho trẻ cần chú ý chọn món ăn sao cho cân đối và đầy đủ duỡng chất. Khi nêm nếm nên sử dụng các gia vị đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là muối ăn chỉ nên sử d🌳ụng muối i-ốt với lượng rất ít. "Cháo hoặc bột của trẻ nên rất nhạt, việc nêm mặn sẽ làm tăng gánh nặng cho thận cũng như tạo thói quen ăn mặn sau này không tốt cho sức khỏe của trẻ", bác sĩ nói.
Thi Trân