Chocolate có đặc tính thúc đẩy tâm trạng. Thực phẩm này còn chứa nhiều flavonoid và chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đư🐼ờng trong máu bằng cách ngăn ngừa stress oxy hóa. Các flavonoid trong biến thể màu tối được chứng minh là làm giảm tình trạng kháng insulin do lượng đường trong máu cao, góp phần ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Chocolate đen cũng có magie, kẽm, sắt và kali. Magie giúp kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng tiết insulin, đồng thời tăng cường chức năng gan. Kẽm có thể cải thiện độ nhạy insulin, ꦿtrong khi sắt cải thiện khả năng dung nạp glucose và ngăn ngừa thiếu máu. Kali tr🍬ong chocolate cần thiết để duy trì chức năng thần kinh, sức mạnh cơ bắp và mức huyết áp khỏe mạnh.
Theo một nghiên cứu trên động vật được công bố vào tháng 11/2017 trên Tạp chí Hóa sinh Dinh dưỡng (Mỹ), các hợp chất được tìm thấy trong chocolate giúp tăng cường khả năng tiết i♏nsulin của số tế bào, tăng hormone quản lý lượng đường trong máu.
Một số lo ngại cho rằng, chocolate c🥀ó thể chứa nhiều caffein, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chứng miไnh caffein trong chocolate dường như không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu.
Cách ăn chocolate cho người bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, n🐎gười bệnh tiểu đường nên đưa chocolate vào chế độ ăn kiêng, mỗi ngày ăn một miếng nhỏ khi cảm thấy thèm ngọt, chọn chocolate đen thay vì chocolate có nhiều đường, sữa. Một số mẹo để chọn một loại chocolate đen có lợi cho lượng đường trong máu.
Dựa vào tỷ lệ ca cao: Bạn nên chọn một thanh chocolate có chứa 70% cacao trở lên. Thông thường hàm lượng cacao có ghi ♎ở mặt trước của bao bì. Một thanh chocolate nhiều cacao sẽ ít đường và các chất làm ngọt nhân tạo hơn.
Theo dõi hàm lượng đường để kiểm soát lượng carbohydrate: Tất cả chocolate đều🍸 có carb. Bạn nên cố gắng giữ lượng carb cho một b🦄ữa ăn nhẹ ở mức tối đa từ 15-30 g. Việc đếm lượng carb có thể giúp người bệnh kiểm soát lượng đường trong máu dễ dàng hơn.
Cẩn thận với đường bổ sung: Người bệnh tiểu đường nên hạn chế các loại chocolate có caramel, kẹo bơ cứng hoặc các chất bổ sung có đường khác. Thay vào đó, chọn một thanh chocolate có các loại hạt đi kèm như hạt hạnh nhân, đậu phộng... sẽ tốt hơn. Các loại hạt giúp bạn no lâu hơn, làm chậm sự gia tăng l𒀰ượng đường trong máu
Một lựa chọn khác cho bạn là uống một cốc cacao không đường hoặc rắc caꦰcao lên sữa chua. Đây là một cách nhỏ hơn, gọn hơn để có được lợi íc🔴h ccủa chocolate. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một cốc cacao có khoảng 10g carb, 9g chất xơ điều hòa lượng đường trong máu, 4g protein sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, giúp no lâu hơn.
Để có bữa ăn nhẹ 🐼hoặc món tráng miệng thân thiện với bệnh tiểu đường, bạn nên chọn sữa chua Hy Lạp nguyên chất, không béo. Bạn cũng có thể thêm một ít bột cacao vào ℱmón sinh tố. Khoảng 1-2 thìa cacao tự nhiên mỗi ngày có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch.
Anh Chi (Theo Health Shots, Everyday Health)