Kết quả xét nghiệm ghi nhận tinh hoàn của anh Hưng bị teo nhỏ. Hai lần mổ tìm t🐼inh binh bằng phương pháp TESE không thành công, bác sĩ khuyên xin tinh trùng để có con nhưng anh không chấp nhận.
Anh Hưng là con một nên họ hàng thường xuyên hỏi thăm chuyện con cái, hoài nghi khả năng sinh đẻ của chị Hương. Suốt 10 năm chữa ཧkết hợp uống thuốc Đông Tây y không hiệu quả, chị Hương vừa động viên chồng không từ bỏ điều trị⛦ vừa giúp anh giấu "lỗi".
Còn anh Lương, chồng chị Sen, 37 tuổi, mắc hội chứng Klinefelter rối loạn nhiễm sắc thể (NST) gây thiểu năng sinh dục, vô sinh do không có tinh trùng. Anh Lương điều trị 7 năm bằng nhiều phương pháp từ chọc hút tinh trùng từ mào tinh (PESA⛄) đến mổ tinh hoàn micro-TESE không có kết quả. Người nhà không ai biết nguyên nhân vô sinh từ anh Lương, còn đề nghị vợ chồng ly hôn. Chị Sen cũng phải giúp chồng giấu bệnh vô sinh.
, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội (IVF Tâm Anh), cho hay nguyên nhân gây vô sinh bằng nhau ở cả hai giới. Tỷ lệ vô sinh nam chiếm 40%, tương đương nữ, 10% do cả ha💃i và 10% không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên ﷽trên thực tế, phụ nữ luôn là người chịu nhiều áp lực do gánh nặng tâm lý kép từ khát khao có con của chính họ và định kiến từ gia đình, xã hội.
Về phía nam giới, mặc cảm bản lĩnh đàn ông khiến nhiều người không dám thừa nhận mình vô sinh, đẩy áp lực sang vợ, ngại đến viện điều trị. Nhiều phụ nữ ph𒀰ải đi khám vô sinh một mình, có kết quả chắc chắn chức năng sinh sản bình thường thì người chồng mới chịu tới khám. Một số trường hợp bị gia đình, họ hàng đổ lỗi là nguyên nhân vô sinh, vì muốn giữ thể diện cho chồng, họ cam chịu điều tiếng "không con".
Trong điều trị vô sinh, nam giới chỉ🐠 cần thu được tinh trùng, còn phụ nữ phải trải qua rất nhiều công đoạn cho quá trình chọc hút trứng, chuẩn bị tử cung làm tổ cho phôi, mang thai, sinh nở. "Những khó khăn này cộng thêm rào cản về tâm lý có thể làm giảm hiệu quả điều trị", b♋ác sĩ Hoàng nói.
Tại IVF Tâm Anh, 30% phụ nữ điều trị vô sinh có dấu hiệu stress, trầm cảm cần được tư vấn và hỗ trợ. Trong đó, có lý do liên quan đến áp lực từ gia đình, xã hội. Bác sĩ phải vừa lên phác đồ điều trị vô sinh, vừa kết hợp tư vấn🐻 tâm lý cho hai vợ chồng để họ gỡ nút thắt về tư tưởng.
Bác sĩ Hoàng cho biết nam giới có thể vô sinh do các bệnh lý liên quan tới sản xuất tinh trùng (giãn tĩnh mạch tinh, tinh hoàn ẩn), rối loạn tình dục (rối loạn cương, rối loạn xuất tinh), nhiễm trùng đường sinh dục, ung thư tinh hoàn, ung thư dương vật, bất thường nhiễm sắc thể... Ngoài ra, môi trường sống, thói quen sinh hoạt cũng có thể là nguyên nhâ🌌n.
Vi phẫu trích tinh hoàn tìm tinh trùng micro-TESE hiện là phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả cao với các trường hợp vô tinh không do tắc nghẽn. Ngay cả khi số lượng tinh binh ít, họ vẫn có thể t🌸hực hiện thụ tinh ống nghiệm.
Sau khi ăn uống bồi bổ, anh Hưng mổ micro-TESE, thu được một số tinh b🐼inh khỏe mạnh hiếm hoi. Kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương noãn giúp vợ chồng anh tạo được hai phôi tốt, đậu thai ngay lần đầu chuyển phôi.
Còn anh Lương không chỉ thu được tinh trùng tạo phôi mà còn dư một ống trữ đông. Vợ chồng🌳 đã sinh một bé gái, hiện 7 tháng tuổi. "Anh Lương giờ không còn giấu bệnh của mình, tôi được giải oan", chị Sen nói.
Bác sĩ Hoàng khuyến cáo các trường hợp vô sinh hiếm muộn nên thăm khám toàn diện cả vợ lẫn chồng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân, điều trị kịp thời, hiệu quả, sớm có con, giảm áp lực tâm l꧙ý. Gia đình và xã hội cũng cần cảm thông, động viên họ, tránh trở thành tác nhân khiến việc điều trị khó khăn hơn.
"Vô sinh hiếm muộn cũng giống những căn bệnh khác cần🔥 điều trị, không nên xấu hổ, giấu diếm hay mặc cảm", bᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚác sĩ Hoàng nói.
Thanh Ba
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về vô sinh hiếm muộn tại đây để bác sĩ giải đáp |