Ông Vương Đình Huệ đã nêu ý kiến trong buổi thảo luận tổ về tìn൩h hình thực hiện chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng Quỹ BHXH năm 2020, chiều 22/10.
Theo báo cáo của Ch🌠ính phủ, năm 2020, số tiền thu BHXH bắt buộc trên 261.700 tỷ đồng, tăng gần 6,3% so với năm 2019. Tổng chi chế độ từ nguồn quỹ BHXH trên 193.600 tỷ đồng (tăng hơn 15.100 tỷ, 8,47%). Trong đó, số người hưởng BHXH một lần năm 2020 khoảng 860.700 (tăng 6,65%).
Quy định hiện nay là người đóng BHXH được hưởng lương hưu sau 20 năm đóng, điều kiện để rút BHXH một lần cũng dễ dàng. Nhưng theo Nghị quyết 28 của Trung ương năm 2018 về cải cách chính sách bảo hiểm x💫ã hội, thời gian đóng BHXH ít nhất để được hưởng lương hưu có thể giảm từ 20 xuống 15, thậm chí 1𒅌0 năm.
Chủ tịch Quốc hội đánh giá quy định này rất tốt vì nếu người 𒊎lao động tham gia đóng BHXH mà chỉ phải chờ 10-15 năm thì sẽ muốn theo đuổi tiền lương hưu. Khi rút một lần, người lao động chỉ được hưởng phần mình đóng là chính (trong BHXH có phần của người lao động đóng và phần doanh nghiệp đóng).
Nhu cầu quan trọng nhất hiện nay, theo ông Vương Đình Huệ, là🐼 khẩn trương xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, kèm theo đó là Luật về việc làm. Nếu sớm sửa đổi được các quy định này thì sẽ quản lý tốt hơn số người hưởng BHXH một lần.
Đại biểu Cao Mạnh Linh (chuyên trách Ủy ban Tư pháp) cho rằng quy định về🐼 thời gian đóng BHXH cố định trong 20 năm là "thiếu linh hoạt", khiến người tham gia bảo hiểm chưa thực sự an tâm do thời gian đóng quá dài, nhất là người lao động ngoài quốc doanh.
"Cùng với việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngưꦬời dân trong tham gia BHXH bắt buộc thì cần nghiên cứu hoàn thiện chủ trương, giảm thời gian đóng từ 20 xuống 15 năm để thu hút người lao động", ông Linh đề xuất.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định vấn ꦦđề đảm bảo an sinh xã hội phải dựa trên ba trụ cột, gồm giảm thiểu rủi ro thông qua BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; khắc phục rủi ro thông qua bảo trợ xã ♕hội, giảm nghèo bền vững, chính sách người có công; phòng ngừa rủi ro trên cơ sở việc làm bền vững, có năng suất cao, phát triển thị trường lao động, nguồn nhân lực.
Đánh giá ba trụ cột này rất đồng bộ, Thủ tướng cho rằng cần tổng kết thực tiễn, chỉ ra những điểm được và chưa được để sửa chính sách cho phù hợp với thực tiễn. "Qua ý kiến đại biểu, tôi thấy giữa chính sách và thực tiễn còn vênh nhau, phải giải quyết việc này", ông nói và nhấn mạnh việc đã được t⛦hực tiễn chứng minh đúng thì hiện thực hóa; vấn đề chưa rõ thì thí điểm, không nóng vội, cầu toàn.
Tại các tổ thảo luận, nhiều đại biểu cũng quan tâm đến kết dư Quỹ BHXH. Theo thẩm tra của Ủy ban Xã hội, đến hết năm 2020, tổng số kết dư của Quỹ BHXH và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp ước đạt 953.070 tỷ đồng. Trong đó, Quỹ ốm đau, thai sản là 13.470 tỷ 🌜đồng; Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là 54.080 tỷ đồng; Quỹ hưu trí, tử tuất là 794.920 tỷ đồng và Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 90.590 tỷ đồng.
Bộ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung nói mấy năm trước cứ nhắc đến Quỹ BHXH thì câu cửa miệng là lo "vỡ quỹ". Thế nhưng thực tế mấy năm qua kết dư của Quỹ tương đố🅺i. Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, thai sản, hưu trí, tử🐈 tuất, tai nạn... được chi trả tốt.
Tuy vậy, tỷ lệ tham gia BHXH bắt buộc đến nay đạt 33,5%, khá thấp so với Nghị quyết 28 (mục tiêu là𓄧 50%). Trong khi tốc độ phát triển của BHXH tự nguyện thời gian qua là vượt bậc, chỉ trong 2 năm gần 1,3 triệu người tham gia, vượt gấp mấy lần cả giai đoạn 10 năm (2008-2018).
Nhắc lại vụ đầu tư Quỹ BHXH trái quy định làm mất vốn k💎hiến 2 cựu Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bị xử lý hình sự và phạt tù giam, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh "hoạt động đầu tư Quỹ phải bảo đảm nguyên tắc sinh lời và an toàn".
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết Quỹ kết dư đang dùng mua trái phiếu Chính phủ với hơn 80%, còn lại gửi 5 ngân hàng Nhà nước. "Tương lai chúng tôi sẽ tổ chức đấu thầu lãi suất để gử🎐i vào các ngân hàng, đảm bảo hiệu quả tiền quỹ", ông nói.
Hoàng Thùy - Viết Tuân