Thông tin trên được ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) cho biết. Trước đó, vào đầu tháng 6, 🌟Bộ này từng công bố Dự thảo lần 3 về cơ c𝄹ấu Biểu giá điện bán lẻ điện, dự kiến có hiệu lực từ 1/7, sau khi được Thủ tướng chấp thuận.
🌠Theo dự thảo này, cách tính giá điện sẽ có sự thay đổi khi giảm gộp bậc thang thứ 3 (101 - 150 kWh) và bậc 4 (151 - 200 kWh) thành một bậc duy nhất, khiến biểu giá điện sinh hoạt chỉ còn 6 bậc, thay cho 7 bậc như hiện nay. Với cách tính này, hóa đơn tiền điện của mỗi gia𝄹 đình sử dụng điện sinh hoạt dưới 150 kWh sẽ phát sinh thêm 7 - 157 đồng mỗi kWh.
Với ngành sắt thép và xi măng, trong dự thảo cũng đề cập đến việc sẽ tính giá điện riêng và cao hơn lĩnh vực sản xuất khác từ 2-16%. Ông Phúc lý giải, sở dĩ có ý tưởng này là vì ngành sắt thép và xi măng đang chiếm tỷ trọng lớn trong việc tiêu thụ điện thương phẩm (năm 2012 chiếm 11,5%). Bên cạnh đó, còn nhiều nhà máy thép sử dụng công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều điện năng nên việc quy định giá cao hơn sẽ thúc đẩy ngành này cải tiến công nghệ, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng.
Mới đây Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) đã có văn bản gửi tới Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng đề nghị chưa áp giá điện riêng với ngành thép. Phản hồi yêu cầu của VSA, Cục Điều tiết Điện lực đã yêu cầu báo cáo tình hình sử dụng điện của các nhà máy thép và mức độ sử dụng công nghệ của các doanh nghiệp trong hiệp hội.
Trước câu hỏi liệu có tăng giá điện thời gian tới hay không, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết Bộ Công Thương và Bộ Tài chính đang rà soát các chỉ tiêu trong báo cáo kiểm toán🎃 năm 2012 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đồng thời đánh giá các thông số đầu vào như giá nguyên liệu, tỷ giá để có những cân nhắc điều chỉnh giá điện. Song, ông cũng khẳng định điều chỉnh giá điện sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để tránh ảnh hưởng đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và tình hình kinh tế xã hội.
Liên quan tới sự cố vỡ đập thủy điện xảy ra tại Hà Tĩnh, Quảng Trị, Gia Lai mà Bộ Xây dựng đang yêu cầu rà soát chất lượng, một lãnh đạo Bộ thông tin: tình trạng này chủ yếꦡu xảy ra ở những công trình thủy điện nhỏ và do tư nhân làm chủ đầu tư. Việc chưa hiểu về chất lượng công trình xây dựng cũng như việc quản lý đã khiến các dự án chưa đảm bảo quy định an toàn về vận hành đập thủy điện.
Do đó, mới đây Bộ Công Thương đã hoàn thành và trình Chính phủ dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính về an toàn đập thủy điện. "Nếu như thời gian tới Nghị định được Chính phủ ban hành thì đây sẽ l෴à cơ sở pháp lý yêu c𒆙ầu chủ đập thủy điện thực hiện nghiêm túc", vị này nhấn mạnh.
Cũng tại buổi họp báo chiều nay 1/7, lãnh đạo Bộ Công Thương đã dành thời gian giải thích thêm về 2 quyết định tăng giá xăng dầu trong vòng một tháng qua. Theo ông Nguyễn Xuân Chiến - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, các quyết định được đưa ra vào ngày 13 và 28/6 đều tuân theo biến động của giá thế giớไi, các quy định hiện hành về quản lý giá và không có chuyện "doanh nghiệp đầu mối muốn làm gì thì làm".
Cụ thể, trên cơ sở tính giá bình quân 30 ngày, kể từ 31/5/2013, giá xăng RON 92 ở mức 111,08 USD một thùng và tăng lần lượt lên 112,9 USD và 114,4 USD tron🌠g 2 lần điều chỉnh. Sau khi sử dụng các biện pháp bình ổn, giá bán lẻ cũng được điều chỉ𓆉nh với biên độ hẹp, lần lượt là 426 đồng và 370 đồng một lít đối với xăng RON 92.
"Hiện xăng dầu đang tiến tới thị trường cạnඣh tranh nên tất nhiên sẽ trao dần quyền chủ động cho doanh nghiệp, nhưng vẫn phải có sự quản lý của Nhà nước", đại diện Bộ Công Thương phát biểu.
Tuy vậy, tại buổi họp báo, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cũng nhận định, việc tăng giá xăng và giá gas mới đây sẽ tác động tới chỉꦉ số giá tiêu dùng nhưng mức độ không quá lớn. "Trước đây, việc xăng dầu tăng sẽ tạo ra gây ảnh hưởng tâm lý và khiến giá các mặt hàng khác tăng theo, nhưng hiện nay không thấy vấn đề cộng hưởng này", bà nhận định.
Huyền Thư