Trong khi con nít vui nhận tiền mừng tuổi ngày T🦩ết thì không phải phụ huynh nào cũng thấy thoải mái lì xì, nhất là khi kinh tế gi꧋a đình eo hẹp mà quá nhiều danh mục cần phải tiêu xài trong dịp này.
Tết năm nào vợ chồng anh Phong (Ba Đình, Hà Nội) cũng chuẩn bị sẵn một loạt bao lì xì khác nhau với các loại tiền bên trong, từ 10.000, 20.000 cho đến 200.000 đồng. Ngoài các cụ già trong dòng họ và mấy đứa cháu là con của anh ﷽chị ruột được ưu tiên lì xì nhiều, còn hầu như anh đều mừng tuổi trẻ con dựa theo mức độ các vị phụ huynh của những đứa trẻ này lì xì con gái anh bao nhiêu, làm sao để hai bên bố mẹ cùng... hòa vốn. Nhiều người đút tiền trong những phong bao vàng đỏ lấp lánh, không biết chính xác được số tiền thì anh dựa vào mức độ thân thiết với gia đình mình và thu nhập của gia đình đó để lựa chọn các bao lì xì phù hợp.
Cũng vì cứ băn khoăn với chuyện hòa vốn nên năm ngoái gặp gia đình người chị họ lúc🧔 đến nhà bà ngoại chúc Tết, anh cứ lúng ta lúng túng không biết mừng các cháu thế nào. Gia đình người chị họ có thu nhập cao nên lì xì bọn trẻ khá thoáng tay. Nhìn đồng 100.000 trong tay con gái, anh loay hoay lục túi, toàn những bao lì xì 10.000, 20.000 đồng. Vậy là trong khi anh còn đang mải đi tìm vợ đ𓃲ể lấy những phong bao có giá trị hơn thì gia đình chị họ đã lên xe ra về khiến anh cảm thấy rất áy náy vì chưa kịp trả nợ.
Đến một nhà người bạn, anh lì xì cho đứa con 3 tuổi của bạn một phong bì 20.000 đồng. Sau đó, anh phát hiện con gái mình được mừng 50.000, anh lại đi tìm để đổi phong bì cho con gia chủ. Về nhà, vợ chồng anh cãi n✨hau vì mỗi người cảm thấy quê độ một kiểu: anh ngại "trả nợ" không xứng tầm, chị thì kêu thật chẳng giống ai, đã lì xì rồi còn đổi lại.
Anh Phong khoe, Tết năm nay anh được "tẩy não" rồi. Tức là anh sẽ nghĩ thoáng hơn, coi lì xì như một cách tạo niềm vui, may mắn cho bọn trẻ chứ không phải một kiểu trả nợ người lớn, cứ mừng tuổi cho bọn trẻ mà không băn khoăn nếu con mình được mừng nhiều hơn hay ít hơn nữa. Như🍎 thế đi chơi Tết, anh thấy thoải mái hơn. Cứ nghĩ lại mấy cảnh lúng búng như gà mắc tóc năm ngoái, anh cũng thấy xấu hổ.
Bé tổng kết tiền lì xì. Ảnh: Blogspot
Trẻ con làm mất lòng người lớn
Bà Quy ở quận 7, TP HCM, vẫn bực mình vì chuyện năm ngoái bà mừng tuổi cho các cháu nội, ngoại không bằng nhau khiến bố mẹ chúng so bì. Bà có 4 người con (2 trai, 2 gái) và 8 đứa cháu nội ngoại tất cả. Trong đó, 3 cháu gái lớn đã đi làm nên bà không mừng tuổi nữa. Mấy đứa cháu còn lại (độ tuổi chênh lệch từ mẫu giáo đến học cấp 3), bà lì xì không đều nhau. Đứa cháu con cậu út ăn Tết ngoài Bắc bà gửi riêng nên không ai biết. Hai cháu của anh co🤪n trai thứ đang sống cùng bà được nội lì xì 50.000 đồng, trong khi hai đứa cháu gái con của cô con gái bà lại được ngoại mừng 200.000 đồng.
Bà lý giải, lì xì các cháu không đều nhau vì cháu nội được ở cùng bà hàng ngày, gia đình bố mẹ hạnh phúc, trong khi cháu ngoại có bố mẹ ly dị nhau, thiệt thòi đủ đường. Bà Quy phàn nàn: "Có thế mà con dâu cũng so bì cháu🍷 đích tôn bị bà mừng tuổi ít hơn cháu ngoại". Bực mình quá, bà định năm nay sẽ không lì xì cho cháu nào hết. Ra Tết, bà thích cho các cháu bao nhiêu thì cho. Cũng từ vụ bị khiếu nại tiền lì xì Tết năm ngoái, giờ đây, sau khi cho con cháu cái gì, bà đều dặn: Đừng nói💦 cho ai biết nhé.
Chị Tâm Anh (quận 8, TP HCM) thì vẫn còn bài học xấu hổ với việc bé Bin - cậu con trai lớp 2 của mình săm soi tiền mừng tuổi rồi bàn luận ngay trước mặt khách. Chị kể, cái Tết hai năm trước Bin mới học mẫu giáo 5 tuổi nên chưa biết tiêu tiền, ai lì xì bao nhiêu đều ngay lập tức mang ra đưa mẹ. Đến năm ngoái, cu cậu đã đòi tự giữ tiền và bꦫiết rõ giá trị của từng tờ giấy bạc.
Mồng một Tết năm ngoái, cả đại gia đình tập trung ở nhà ông bà nội ăn uống. Bọn trẻ cũng tha hồ gặt hái lì xì của các cô bác trong gia đình. Nhận tiền mừng tuổi xong, cu Bin mở ngay ra xem rồi bình luận bác cả giàu nhất nhà mà kẹt xỉn nhất, chỉ mừng 50.000 đồng; khen ông bà nội già rồi, không làm ra tiền mà lại mừng nhiềuꦿ. Cả nhà buồn cười còn mẹ cháu đỏ hết cả mặt khi cậu con bô bô nhận xét về bác đằng nội. Ngay tối ấy về nhà chị đã dặn con phải tế nhị hơn. Đến Tết năm nay, chị cũng phải dạy dỗ lại cu cậu: "Không mở phong bì rồi so sánh tiền mừng tuổi ngay sau khi nhận lì xì để khỏi mẹ mang tiếng không biết dạy con".
Kinh tế khó khăn, lì xì bị cắt giảm
Chị Minh Tâm, nhân viên ngân♊ hàng tại Hà Nội chia sẻ, năm nay ngân hàng chị không có thưởng Tết nhưng tiền lì xì cho con cháu tro🐓ng gia đình chị vẫn giữ nguyên mức 100.000 đồng như trước. Tiền mừng cho bố mẹ hai bên cũng giữ nguyên như năm ngoái, nhưng quà tặng trước Tết chắc sẽ giảm. Con cháu ruột trong nhà chị chẳng lỡ cắt tiền lì xì, nhưng sẽ hạn chế giao du bên ngoài để tránh việc mừng tuổi cho những đứa trẻ "người dưng".
Có điều, năm nay con trai chị vừa vào lớp một, khoản lì xì cho các cô của con lại tăng so với năm ngoái. Theo chị, các cô giáo dạy lớp một đẳng cấp hơn hẳn cô mẫu giáo, mà chương trình học tập lớp 1 của cu Tí cũng quan trọng hơ🦹n nên không thể lơ là với các cô. Năm ngoái, chị chỉ lì xì hai cô꧙ giáo mầm non tổng cộng 400.000 đồng. Năm nay chị quyết định đầu tư 2 tờ tiền mệnh giá cao nhất để làm quà năm mới hai cô giáo của con.
Chị Phương (nhân viên của một viện nghiên cứu thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) dự định năm nay danh sách nhận lì xì của chị chỉ có bà ngoại, bố mẹ, 3 đứa cháu gọi bằng dì, mức mừng tuổi như năm ngoái. Ngoài ra, chị cũng chuẩn bị sẵn vài tờ 50.000 và 20.000 đồng để mừng cho con các cô bạn thân nếu đến nhà bạn bè chơi. Chị cũng dự định, gặp đông trẻ con quá, chị sẽ trốn lì xì luôn: "Mình chưa lập gia đình, không có con, bố mẹ chúng cũng ngại nếu để con nhận tiền lì xì vì không biết làm cách nào để trả nợ. Nhưng quan trọng hơn, năm nay🅠 mình hơi bí tiền, nếu tiêu xài hết tiền trước Tết thì lấy đâu ra để lì xì các bé".
Chị Thúy Hằng ở Hà Nội thì kể mọi năm chị khổ sở vì người quen nhờ đổi tiền mới: họ hàng nhà chồng, họ hàng nhà chị, rồi bạn bè thân, đặc biệt là danh sách khách hàng cần phải chăm sóc. Có năm, chị có thể đáp ứng phần nào nhu cầu đổi tiền mới của mỗi người, ai mà nhờ muộn quá là chị kiếm cớ cận ngày để từ chối. Còn Tết năm nay, mọi người có vẻ cắt giảm chi tiêu, 𒊎ít người đổi tiền mới và đổi cũng ít hơn nên chị "dễ thở".
Kim Anh