Ngườiဣ bệnh tiểu đường dễ bị biến chứng bàn chân do đườn💫g huyết cao, tổn thương thần kinh, mạch máu. Ngày 10/7, tiến sĩ, bác sĩ Lâm Văn Hoàng, Trưởng khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết mỗi tháng tiếp nhận hơn 300 bệnh nhân khám bàn chân tiểu đường, hơn một nửa có biến chứng bàn chân. Hiện có hơn 60 trường hợp bị biến chứng bàn chân tiểu đường nặng phải điều trị nội trú. Hầu hết họ cho biết tự chữa bằng các "bài thuốc dân gian" là dùng cỏ hay lá cây.
"Thuốc tán từ lá hay vỏ cây có tác dụng nhất định, tuy nhiên cần y học nghiên cứu thêm để chỉ rõ bộ phận nào của cây thuốc, dùng hàm lượng ra sao hoặc cách thức nào an toàn nên cần cẩn trọng, ít an toàn", bác sĩ Hoàng nói, thêm rằng người bệnh tiểu đường thường đường huyết cao kèm biến chứng mạch máu, thần kinh, lão hóa da... dễ bị nhiễm trùng๊ và lâu lành hơn. Ông cũng khuyến cáo biện pháp dùng kim chích lấy mủ, cắt lể rất nguy hiểm với người bệnh tiểu đường.
Thực tế sau một thời gian dùng thuốc dân gian, nhiều người đến viện khám thì bệnh đã tiến triển nặng. Như ông Hùng, 62 tuổi, ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu, bị tiểu đườn♒g 10 năm, gần đây ông ngã, có hai vết xước ở mu bàn chân trái to bằng hạt đậu phộng (hạt lạc). Vài ngày sau vết thương rỉ dịch, đau nhức, ông đắp lá cây, bột thuốc trong 5 tuần, kết quả là loét sâu rộng hơn, hoại tử, hôi, đen như hắc ín.
Đầu tháng 7, ông được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM cấp cứu do đau chân dữ dội, sốt cao liên tục nhiều ngày, mê man, ඣsụt 2 kg. Bác sĩ chẩn đoán ông bị nhiễm trùng nặng 𝐆do biến chứng bệnh tiểu đường, nguy cơ hoại tử phải cắt chân.
Còn bà Liên, 62 tuổi, ngụ Lâm Đồng, mắc bệnh tiểu đường nhiều năm, gần đây nổi nhọt ở bắp chân nên nhai lá cây đắp lên nhọt. Hơn một tuần sau, nhọt to hơn, bà dùng kim chích mủ rồi mua thuốc bột màu đen về bôi khiến nhiễm trùng. Nhập viện, bà được chăm sóc tích cực, loại bỏ các mô hoại tử, kiểm soát đường huyết, điều trị kháng sinh cao liều, chăm sóc vết thương hàng ngày suốt hai tuầnꦿ. Bác sĩ đặt máy hút áp lực âm (VAC) giúp vết thương của bà mau lành, nhờ đó giữ lại được bàn chân nguyên vẹn.
Ông Hùng và bà Liên nghĩ bệnh tiểu ෴đường phải điều trị suốt đời, 🍸đôi khi chán nản nên chữa theo phương pháp dân gian. Họ "điều trị thuận tự nhiên" với hy vọng khỏi bệnh hoàn toàn lại ít tốn kém, cây cỏ quanh nhà không mất tiền mua, không mất thời gian đi viện...
Loét, nhiễm trùng, hoại tử, đoạn chi ở người tiểu đường đặt ra nhiều thách thức trong điều trị, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh, theo bác sĩ Hoàng. Biến chứng bàn chân tiểu đường có thể khiến người bệജnh mất khả năng đi lại.
Mỗi người bệnh tiểu đường♎ có tình trạng riêng. Do đó điều trị cho từng người bệnh cần cá thể hóa. Khi chẩn đoán, bác sĩ không chỉ đánh giá vết thương mà còn kiểm tra toàn diện các biến chứng mạch máu, thần kinh, đường huyết, bệnh nền... nhằm điều trị phù hợp và giải quyết các vấn đề đi kèm.
Tùy tình trạng vết thương, người bệnh được dùng kháng sinh, chăm sóc, cắt lọc mô hoại tử, lựa chọn băng gạc, dung dịch rửa vết thương phù hợp. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đặt máy VAC giúp loại bỏ dịch ứ đọng, nhữn🎀g mảnh tổ chức hoại tử nhỏ trong vết ꦚthương và dịch phù nề ở tổ chức xung quanh, giúp nhanh lành thương hơn. Các bác sĩ đa chuyên khoa gồm Nội tiết - Đái tháo đường, Chấn thương chỉnh hình, Tim mạch... phối hợp nhằm tối ưu hiệu quả điều trị cho người bệnh.
Người bệnh khám tầm soát biến chứng bàn chân ít nhất một lần mỗi năm có thể phát hiện sớm, giải quyết các tình trạng như xơ vữa và tắc mạch máu, bệ🍸nh thần kinh ngoại biên tiểu đường, móng dày sừng, móng quặp, chai chân... Hiện, , Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM có đơn vị chăm sóc ban đầu, phòng ngừa và phát hiện biến chứng sớm cho người tiểu đường. Đây là mô hình mới trong dự phòng, phòng bệnh sớm hơn là chữa bệnh, theo bác sĩ Hoàng.
Đinh Tiên
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiểu đường tại đây để bác sĩ giải đáp |