Tại Chương trình Đối thoại chính sách năm 2024 do UBND TP HCM và Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) tổ chức mới đây, ♋bà Sharmine Tan, Giám đốc Bền vững của Boeing khu vực Đông Nam Á, cho biết Việt Nam có tiềm năng nguồn nguyên liệu sinh học lớn, chiếm gần 20% tổng tiềm năng khu vực, chỉ đứng sau Indonesia và Thái Lan.
Đây là điều kiện để sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) từ các nguồn nguyên liệu tái tạo hoặc có lượng khí thꦑải carbon thấp như dầu thực vật, chất thải nông nghiệp và các loại sinh khối khác.
Báo cáo đánh giá về nguyên liệu thô sinh♎ học tại 11 quố𓃲c gia Đông Nam Á của Boeing cho biết trữ lượng ở khu vực này có thể sản xuất khoảng 45,7 triệu tấn SAF mỗi năm đến năm 2050, đáp ứng khoảng 12% nhu cầu toàn cầu.
Theo bà Sharmine Tan, tiềm năng nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học tại Việt Nam ước tổng sản lượng khoả♛ng 72,4 triệu tấn mỗi năm. Các nguồn chính gồm trấu và rơm rạ (34,5 triệu tấn), sắn (5 triệu tấn), phụ phẩm ngô (10,6 triệu tấn).
Trước đó, ông Nguyễn Vũ Michael, Giám đốc Boeing Việt Nam, cũng cho biết hãng đang tập trung hỗ trợ 🎉nghiên cứu nguồn cung ứng nguyên liệu SAF tại các quốc gia khác nhau, trong đó có Việt Nam. Ông cho rằng Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng quy mô sản xuất SAF cũng như xây dựng thị trường nội địa.
🃏Bà Sharmine Tan nhận định rằng, xây dựnܫg hệ sinh thái SAF tại địa phương sẽ mang lại lợi ích cho môi trường và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, điều kiện để xây dựng hệ sinh thái này cần sự hợp tác 5 bên gồm các ngành hàng không, nông nghiệp, năng lượng, tài chính và chính sách.
Tại phiên đối thoại, ông Võ Văn Hoan, Thành ủy viên, Phó chủ tịch UBND TP HCM, đánh giá ý tưởng phát triển SAF của Boeing không xa🌳 vời mà gần gũi. Khu vực phía Nam có 5 sân bay, với nhu cầu dùng nhiên liệu nhiều. Ông khuyến nghị nhà sản xuất máy bay Mỹ nên nghiên cứu hợp tác các chín😼h quyền địa phương để tận dụng các nguồn sinh khối trong nông nghiệp.
"Tôi đề nghị các bạn thực hiện chuyến công táꦅc đi dọ๊c phía Nam để tìm hiểu", ông nói.
Bà Trần Tuyết Minh, Phó chủ tịch UBND Bình Phước, hoan nghênh Boeing tìm hiểu về triển vọng nguồn cung nguyên liệu sản xuất SAF. Thế mạnh tỉnh này là chiếm gần 50% diện tích và sản lượng hạt điều cả nước, đạt 170.000𓆏 tấn mỗi năm.
Trong đó,🍨 theo bà, phụ phẩm vỏ hạt điều đang được một số nước như Nhật, Mỹ quan tâm dùng làm đầu vào cho các ngành vật liệu nhựa, thiết bị bay, năng lượng sinh khối. "Tuy nhiên, địa phương chưa có công nghệ chế biến sâu. Nếu có đầu tư nghiên cứu thì triển vọng có thể phát triển sản xuất dầu vỏ hạt điều, hỗ trợ sản xuất nhiên liệu giảm phát thải hàng không", bà Minh cho biết.
Theo 🍸Boeing, SAF được xem là giải pháp tiềm năng để🌠 giảm lượng khí thải carbon ngành hàng không vì nó có thể được sử dụng trong các động cơ máy bay hiện tại mà không cần thay đổi thiết kế. SAF có thể dùng pha trộn với nhiên liệu hàng không truyền thống (xăng Jet A hoặc Jet A-1) hoặc sử dụng hoàn toàn.
Hiện SAF được chấp𝓀 nhận sử dụng theo tỷ lệ pha trộn♐ 50/50 với xăng truyền thống. Trong khi, SAF không pha trộn mang lại tiềm năng lớn nhất trong việc cắt giảm khí thải hàng không trong vòng 30 năm tới, lên đến 84% trong suốt vòng đời nhiên liệu. Tuy nhiên, giải pháp dùng hoàn toàn còn vài hạn chế kỹ thuật.
Đến năm 2023, SAF chỉ mới chiếm 0,2% lượng nhiên liꦦệu hàng không được sử dụng trong các hoạt động thương mại toàn cầu. Năm nay, Boeing có kế hoạch mua 9,4 triệu gallon (35,6 triệu lít) nhiên liệu SAF pha trộn tỷ lệ 30/70 để hỗ trợ cho các hoạt động thương mại chỉ riêng tại Mỹ. Đây là lần mua SAF hàng năm lớn nhất của công ty, cao hơn 60% so với lần mua vào năm 2023.
Tại Việt Nam, Vietnam Airlines đã có chủ trương sử dụng SAF và từng sử dụng 10% SAF được sản xuất tại Singapore cho 🌠một chuyến bay từ Singapore về Việt Nam. Điểm hạn chế là giá nhiên liệu SAF cao gấp 2-4 lần giá xăng máy bay truyền ♎thống. Tuy nhiên, ông Nguyễn Vũ Michael cho rằng mức giá này sẽ giảm xuống trong tương lai khi nguồn cung dồi dào hơn và có nhiều chính sách ưu đãi.
Viễn Thông