Israel cho biết nhóm dân quân Hamas ở Dải Gaza đã phóng hơn 3.700 quả rocket nhằm vào lãnh thổ nước này trong một tuần qಞua, mật độ hỏa lực lớn chưa từng có.
Phần lớn số rocket này đã bị đánh chặn bởi lưới phòng không đa tầng tối tân của Israel, với những hệ thống như Iron Dome (Vòm sắt), Arrow 3, Barak 9 và David's Sling, được thiết kế để bảo vệ nước này khỏi c🀅ác mối đe dọa từ rocket đến tên lửa đạn đạo và hành trình tầm xa.
Tuy nhiên, một số rocket Hamas vẫn rơi xuống khu dân cư I💖srael, khiến ít nhất 12 người thiệt mạng, cho thấy các lưới phòng không dù hiện đại đến đâu vẫn không thể hoàn hảo.
Hạn chế kỹ thuật của lá ꦗchắn Vòm sắt, cùng tính năng t🐻ác chiến ngày càng cải thiện của rocket Hamas, khiến lưới phòng không Israel ngày càng gặp khó khăn khi đối phó với đòn công kích của lực lượng dân quân Palestine, theo nhà phân tích quân sự Iran Seyed Mohammad Taheri.
"Một trong điều đáng chú ý nhất trong cuộc xung đột là uy lực rocket của các nhóm dân quân Palestine, khả năng công kích với mật độ lớn vào sâu trong khu vực do Israel kiểm soát, cũng như biện phꦉáp đối phó của lưới phòng không Israe🎶l", Taheri viết.
Quân đội Isarel dường như phát hiện mối đe dọa ngày càng lớn từ rocket và tên lửa trong cuộ🃏c chiến tranh Lebanon năm 2006, khi nhóm dân quân Hezbollah phóng hàng nghìn quả đạn vào lãnh thổ Israel, đe dọa nhiều thành phố và thị trấn, nhằm đáp trả chiến dịch không kích của Tel Aviv.
Hệ thống phòng không Vòm sắt được triển khai từ năm 2011, là thành phần trung tâm trong lưới phòng thủ đa tầng của൩ Israel, trong đó các khu vực phòng không riêng biệt trước đó được thay thế bằng 🥂mạng lưới phòng thủ hợp nhất có khả năng giám sát toàn bộ không phận.
Vòm sắt có nhiệm vụ quan trọng nhất trong lưới phòng thủ Israel khi đối đầu với các nhóm dân quân p💙hi nhà nước như Hamas và Hezbollah, vốn nổi bật với những vụ phóng rocket s📖ử dụng đạn không dẫn đường với tầm bắn ngắn và tốc độ thấp.
Những hệ thống hiện đại và tầm xa hơn như Arrow 3 được thiết kế để chặn tên lửa đạn đạo và hành trình từ các quốc gia đối địch như Iran. "Vòm꧟ sắt đã trải qua nhiều đợt thực chiến, trong khi phần lớn 🍌những tổ hợp phòng không còn lại đều chưa từng thử lửa trong một xung đột quân sự thực sự, tính năng chiến đấu của chúng còn gây nhiều tranh cãi", Taheri nhận xét.
Một tổ hợp Vòm sắt hoàn chỉnh gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir, cùng với đó là radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống điều khiển và quản lý tác chiến. Phần lớn hoạ🃏t động của Vòm sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành.
Tên lửa đánh chặn Tamir có khả năng cơ động cao, được trang bị đầu dò radar chủ động và đường truyền dữ liệu hai chiều để nhận thêm thông tin mục tiêu sau khi rời bệ phóng, tăng độ chính xác khi đánh chặn. Ngòi nổ cận đích trên quả đạn sẽ kích hoạt đầu đạn nổ mảnh định hướng kh♚i ở gần mục tiêu, phá hủy quả rocket mà không cần⛎ đánh trúng đích.
Israel đang triển khai khoảng 12-15 hệ thống Vòm sắt để bảo vệ lãnh thổ, nhưng Taheri cho rằng nó còn nhiều điểm yếu dễ bị Hamas khai thác. "Số lượng hệ thống hiện nay không đủ bao trùm toàn bộ lãnh thổ Israel. Khi bùng phát cuộc chiến trên nꦅhiều mặt trận, Vòm sắt sẽ không đủ sức đối phó toàn bộ các cuộc tấn công bằng tên lửa và rocket, khiến lưới phòng thủ tầm thấp của Israel trở nên cực kỳ dễ tổn thương", ô൩ng nói.
Bộ Quốc phòng Israel cho biết Vòm sắt đã đánh chặn𓆉 thành công 85% mục tiêu kể từ khi triển khai chiến đấu năm 2011, nhưng cũng thừa nhận không đủ khả năng đánh chặn mọi quả﷽ rocket phóng từ Dải Gaza.
Phong trào Hamas hồi năm 2019 🎐tuyên bố tìm ra cách vô hiệu hóa Vòm sắt bằng chiến thuật phóng lượng lớn rocket vào một mục tiêu duy nhất. Chiến thuật này đã được Hamas áp dụng trong đợt tập kích những ngày qua. Truyền thông Israel hôm 12/5 cho hay lá chắn Vòm sắt đã gặp trục trặc khi đối phó với 🌌một loạt rocket số lượng lớn phóng về phía thành phố Ashkelon.
Một điểm yếu khác là Vòm sắt không thể đánh chặn những quả đạn được phóng từ khoảng cách dưới 4 km, đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng nếu đối phương có thể triển khai bệ phóng đến sát biên giới. Hệ thống phòng không Israel cũng không đủ sức bám bắt mục tiêu tốc độ cao và có thời gian bay không quá 28 giây.
Một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy một số rocket được Hamas phóng trực xạ hoặc với góc thấp từ Dải Gaza vào mục tiêu của Israel, thay vì theo quỹꦕ đạo cầu vồng thông thường. Điều này có thể hạn chế khả năng tác chiến của Vòm sắt, khi thời gian phản ứng quá thấp và cꦓhúng cũng không thể bám bắt mục tiêu bị địa hình che khuất.
"T🐲ên lửa Tamir sử dụng ngòi nổ cận đích, có thể kích nổ khi cách mục tiêu khoảng một mét, sử dụng sức nổ và mảnh văng để phá hủy quả đạn đối phương. Khoảng cách lớn hơn sẽ hạn chế đáng kể sức sát thương, thậm chí không kích hoạt đầu đạn Tamir", Taheri nói.
Chuyên gia Iran cho rằng Vòm sắt Israel cũng gặp khó khăn khi rocket của dân quân Hamas ngày càng được cải thiện, với tốc độ, tầm bay và độ chính xಞác ngày càng cao.
"Hỏa lực được tăng cường đán𓃲g kể của Hamas đã mở rộng qꦏuy mô xung đột, vốn chỉ giới hạn trong khu vực biên giới quanh Dải Gaza trong quá khứ. Giờ đây dân quân Palestine có thể công kích nhiều mục tiêu ở sâu trong lãnh thổ Israel, uy hiếp những cơ sở nhạy cảm và làm gián đoạn cuộc sống người dân, khiến cư dân Israel bất mãn với chính phủ và quân đội", ông nhận định.
Vũ Anh (Theo Tasnim)